Đau dạ dày là một căn bệnh phổ biến ở mọi người, hầu như ai cũng từng trải qua cảm giác này nếu thường xuyên căng thẳng hay chế độ ăn uống thất thường hoặc có thể nhiễm phải vi khuẩn HP (Helicobacter Pylori), thông thường bạn có thể kiểm soát những cơn đau trước khi chuyển biến nặng qua các phương pháp đơn giản giúp giảm đau dạ dày dưới đây như:
Gừng giúp giảm đau dạ dày
Từ thời xưa, người ta đã từng ví gừng như một phương thuốc chữa tất cả mọi thứ từ đau bụng đến buồn nôn. Các nghiên cứu hiện đại cũng chỉ ra rằng gừng là một phương pháp điều trị rất hiệu quả đối với đau dạ dày.
Trong gừng có hai thành phần hóa học là gingerols và shogaols giúp giảm kích ứng đường tiêu hóa hiệu quả, giảm viêm, giảm co thắt, ngăn ngừa đau dạ dày và đồng thời còn giúp giảm trào ngược dạ dày thực quản.
Hãy thử bổ sung gừng thông qua đồ uống hoặc thực phẩm bạn sẽ cảm nhận được hiệu quả tuyệt vời với những cơn đau dạ dày dữ dội.
Một tách trà hoa cúc thơm ngon có thể giúp làm dịu cơn đau của dạ dày bằng cách hoạt động như một chất chống viêm. Các đặc tính chống viêm này giúp cơ dạ dày của bạn thư giãn, có thể làm giảm cơn đau do chuột rút và co thắt.
Trà hoa cúc giúp giảm đau dạ dày
Trong Quế có các thành phần có thể giúp giảm đầy hơi và chướng bụng. Quế chứa một số chất chống oxy hóa như eugenol, cinnamaldehyde, linalool có thể giúp dễ tiêu hóa và giảm nguy cơ bị kích ứng và tổn thương ở đường tiêu hóa.
Ngoài ra, Quế còn có thể giúp giảm đầy hơi, chướng bụng, chuột rút và ợ hơi. Chúng cũng có thể giúp trung hòa độ axit trong dạ dày để giảm chứng ợ nóng và khó tiêu.
Những người bị đau bụng có thể thử thêm một muỗng cà phê bột quế chất lượng tốt vào bữa ăn của họ. Hoặc bạn có thể thử pha quế với nước sôi để pha trà. Làm điều này hai hoặc ba lần mỗi ngày có thể giúp giảm chứng khó tiêu và hỗ trợ giảm đau dạ dày hiệu quả.
Hạt Thì là có thể giúp giảm chứng khó tiêu và axit dạ dày dư thừa, giảm đầy hơi và giảm viêm ruột, Thì là hoạt động như một chất kháng viêm giúp chống vi khuẩn.
Vì vậy, những người bị đau bụng có thể thử trộn một hoặc hai thìa cà phê Thì là xay hoặc bột vào bữa ăn hoặc có thể thêm một vài thìa cà phê hạt Thì là hoặc bột vào nước sôi để pha trà. Một số chuyên gia y học cổ truyền khuyên rằng bạn nên nhai một hoặc hai nhúm hạt hoặc bột Thì là thô có thể giúp giảm bớt chứng ợ nóng, đau dạ dày của bạn.
Thì là giúp giảm đau dạ dày
Húng quế có thể giúp làm tăng cảm giác thèm ăn và cải thiện tiêu hóa. Trong Húng quế có chứa axit linoleic, có đặc tính chống viêm và các chất khác có thể làm giảm khí, tăng cảm giác thèm ăn, giảm chuột rút và cải thiện tiêu hóa. Húng quế cũng chứa eugenol, có thể giúp giảm lượng axit dư thừa trong dạ dày.
Những người bị đau bụng có thể thử thêm 1 hoặc 2 thìa cà phê lá Húng quế khô hoặc một vài lá Húng quế tươi vào bữa ăn cho đến khi các triệu chứng giảm bớt. Để có kết quả tức thì, họ có thể trộn nửa thìa Húng quế khô hoặc một vài lá tươi với nước đun sôi để pha trà.
Chế độ ăn BRAT là bao gồm những loại thực phẩm nhẹ nhàng thường được áp dụng cho cả người lớn và trẻ nhỏ. BRAT là viết tắt của chuối, gạo, sốt táo và bánh mì nướng (Bananas, Rice, Applesauce and Toast). Chế độ ăn BRAT có thể giúp giảm buồn nôn, tiêu chảy hoặc rối loạn dạ dày , làm dịu những cơn đau bụng.
Chế độ ăn uống BRAT
Những thực phẩm trong Chế độ ăn BRAT đều là những thực phẩm giàu chất xơ, giúp dễ tiêu hóa, bên cạnh đó còn có nhiều kali trong chuối giúp bù đắp các chất dinh dưỡng cho bạn nếu gặp phải tình trạng nôn mửa, tiêu chảy,…
Chườm nóng bằng túi chườm hoặc chai nước nóng góp phần giúp xoa dịu những cươn đau dạ dày của bạn. Hơi nóng có thể giúp bạn thư giãn các cơ bắp và giảm buồn nôn. Tuy nhiên, bạn cũng đừng để nhiệt độ quá nóng hoặc quá lâu có thể gây tổn thương cho làn da của bạn.
Nguồn tham khảo
healthline.com/health/digestive-health/natural-upset-stomach-remedies#Overview
https://www.medicalnewstoday.com/articles/322047#Twenty-one-home-remedies
Ho khó thở là một triệu chứng thường gặp, có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm bệnh hô hấp, dị ứng hoặc các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn.
Giấc ngủ đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe thể chất và tinh thần, được xem là giai đoạn “chữa lành” của con người. Tuy nhiên, nhiều người thường xuyên bị ảnh hưởng bởi...
Ho đờm xanh thường là dấu hiệu của nhiễm trùng đường hô hấp, do vi khuẩn hoặc virus gây ra.
Ho khi nào cần nhập viện? Đừng chủ quan với ho kéo dài, ho ra máu hay kèm khó thở. Tìm hiểu ngay dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm và cách xử lý an toàn.
Ngứa cổ họng ho nhiều ban đêm không chỉ gây khó chịu, ảnh hưởng giấc ngủ mà còn có thể là dấu hiệu của các vấn đề hô hấp.