Vậy nên, phương pháp trị ho bằng lá hẹ cho trẻ sơ sinh được các mẹ tin tưởng lựa chọn sử dụng. Trong bài viết dưới đây, Titafa sẽ cùng mọi người tìm hiểu chi tiết các cách trị ho vừa đơn giản, vừa hiệu quả cho bé.
Hẹ là loại rau thơm phổ biến tại Việt Nam, được sử dụng để làm gia vị trong các món ăn. Trong lá hẹ không có độc, bác sĩ khoa nhi cũng cho rằng, có rất ít trường hợp trẻ em bị dị ứng với hẹ. Vậy nên, với câu hỏi dùng hẹ có an toàn không, đáp án là CÓ an toàn khi dùng hẹ để trị ho cho bé.
Trị ho bằng lá hẹ cho trẻ sơ sinh là phương pháp an toàn và hiệu quả
Lá hẹ có đặc điểm ngoại hình gần giống như hành, còn được gọi là cửu thái tử hoặc khởi dương thảo. Hẹ là một bài thuốc trong Y học cổ truyền, dài khoảng 20 - 40cm, đặc trưng là vị cay, mùi hăng nồng và hơi chua. Theo Đông Y, hẹ tính ấm, được sử dụng để giải độc, tiêu đờm và giảm ho.
Ngoài ra, theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, trong 3g hẹ chứa nhiều chất dinh dưỡng như:
Vitamin C: 1.74 miligam
Vitamin K: 6.38 microgam
Vitamin A: 6.43 microgam
Folate: 3.15 microgam
Canxi: 2.76 miligam
Kali: 8.88 miligam
Đặc biệt, trong hẹ còn có quercetin ngăn chặn quá trình giải phóng histamin (tác nhân gây dị ứng đường hô hấp). Do đó, hẹ có tác dụng:
Giúp làm ấm cơ thể, giảm ho, long đờm và sử dụng trong các bài thuốc dân gian trị bệnh đường hô hấp.
Cung cấp vitamin C giúp tăng cường sức đề kháng cho bé và giảm các triệu chứng cảm lạnh như ho, sổ mũi,...
Chứa choline giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ nếu bé bị ho không thể ngủ an giấc.
Trong hẹ còn có Allicin kháng viêm, ức chế vi khuẩn đường hô hấp phát triển.
Hẹ thuộc họ hành, tính ấm và có nhiều công dụng
Lá hẹ và trứng gà tươi là công thức hiệu quả trị ho nhiều, ho có đờm cho bé. Để thực hiện, mọi người chuẩn bị 1 nắm lá hẹ tươi, 1 quả trứng gà và 1 tàu lá chuối. Sau đó, cha mẹ thực hiện đúng như hướng dẫn dưới đây:
Lá hẹ rửa sạch, để ráo nước rồi cắt thành từng khúc nhỏ hoặc băm nhuyễn vừa ăn (Tốt nhất mọi người nên rửa hoặc ngâm bằng nước muối loãng).
Trộn đều lá hẹ đã cắt nhỏ với trứng gà đánh tan. Nếu bé đã trên 1 tuổi, mọi người có thể nêm thêm một chút muối và tiêu cho vừa miệng.
Lấy tàu lá chuối tươi, đặt hỗn hợp lá hẹ và trứng vào giữa rồi gói chặt lại. Sau đó, phụ huynh cho gói lá chuối vào nồi hấp cách thủy trong khoảng 5-10 phút hoặc áp chảo.
Bóc gói lá chuối, lấy phần trứng và lá hẹ ra cho bé ăn nhân lúc còn nóng.
Nấu cháo là phương pháp thích hợp nhất nếu bé đang trong giai đoạn ăn dặm (6 tháng tuổi), vừa dễ ăn vừa bổ sung chất dinh dưỡng. Mọi người chuẩn bị 50g lá hẹ, 100g cháo đã nấu chín (hoặc 1 nắm gạo tẻ để nấu cháo). Nếu bé đã ăn được thịt, mọi người có thể thêm vào một chút thịt băm để bổ sung nhiều dinh dưỡng.
Vo gạo tẻ thật sạch rồi ngâm gạo trong nước khoảng 30 phút. Lá hẹ nhặt bỏ phần già, rửa sạch bằng nước muối và băm nhuyễn.
Cho gạo và nước vào nồi, nấu sôi rồi hạ nhỏ lửa ninh nhừ (có thể thêm thịt băm). Khi cháo chín nhừ, cha mẹ cho lá hẹ vào, nấu thêm 2-3 phút nữa.
Thêm một ít dầu ăn vào cháo khuấy đều, sau đó tắt bếp và múc ra bát để nguội bớt.
Nấu cháo lá hẹ cho trẻ để trị ho
Lưu ý: Phụ huynh nên dùng máy xay nhuyễn hoặc chọn những lá non để hạn chế xơ làm bé khó nuốt.
Nếu trẻ còn quá bé, không thể ăn lá hẹ trực tiếp, các mẹ có thể chườm nóng cho bé. Nhiệt từ lá hẹ giúp làm ấm cổ họng, giảm đau rát và long đờm hiệu quả. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho bé, mọi người hãy thực hiện đúng các bước dưới đây:
Rửa kỹ lá hẹ dưới vòi nước chảy để loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn, sau đó chuẩn bị thêm khăn xô để chườm nóng.
Cho lá hẹ vào một chiếc khăn xô, sau đó nhúng vào nước nóng (không quá nóng) vắt ráo. Cách thứ 2 là nướng lá hẹ trên bếp, sau đó bọc lại bằng khăn xô. Các mẹ dùng khăn bọc lá hẹ chườm lên vùng họng, ngực và lưng cho bé.
Chườm khoảng 10-15 phút, sau đó kiểm tra lại nhiệt độ và chườm tiếp nếu cần.
Nước lá hẹ xay rất dễ làm, chỉ cần dùng lá hẹ và thực hiện theo các bước sau:
Lá hẹ rửa kỹ dưới vòi nước chảy, loại bỏ phần gốc và lá úa vàng rồi ngâm trong nước muối loãng khoảng 10-15 phút để khử trùng.
Cho lá hẹ đã rửa sạch vào máy xay sinh tố, thêm một ít nước lọc vào và xay nhuyễn.
Sau khi xay nhuyễn, các mẹ dùng rây lọc để lọc lấy phần nước cốt. Khi uống, phụ huynh lấy 1 thìa nước cốt, pha với nước ấm rồi cho trẻ em uống.
Lưu ý: Nếu không uống hết, cha mẹ có thể bảo quản nước lá hẹ trong tủ lạnh, nhưng không quá 24 giờ.
Xay nhuyễn lá hẹ thành nước để giảm ho cho bé
Lá hẹ hấp đường phèn là một phương pháp dân gian đơn giản, thường được bà mẹ sử dụng để giảm ho cho trẻ nhỏ. Sự kết hợp giữa vị cay ấm của lá hẹ và vị ngọt thanh của đường phèn giúp làm dịu cổ họng, long đờm hiệu quả.
Rửa sạch lá hẹ, để ráo rồi cắt nhỏ lá hẹ thành những đoạn khoảng 2-3cm.
Cho lá hẹ và đường phèn vào một bát nhỏ, đem hấp cách thủy trong khoảng 15-20 phút. Mọi người có thể cho thêm hạt chanh hoặc một chút nước cốt chanh để hấp chung.
Sau khi hấp xong, cha mẹ cho bé ăn cả cái nếu bé đã biết ăn hoặc uống từ 2-3 thìa cà phê nước lá hẹ hấp đường phèn.
Mật ong từ lâu đã được biết đến là một vị thuốc an toàn, có tác dụng kháng viêm tốt và được dùng trong nhiều bài thuốc. Kết hợp lá hẹ với mật ong dễ uống, giảm viêm họng và ho khan cho bé.
Chọn những lá hẹ tươi non, rửa sạch rồi ngâm với nước muối loãng, sau đó cắt nhỏ lá hẹ thành các đoạn khoảng 2-3cm.
Cho lá hẹ đã cắt vào bát sứ chịu nhiệt, đổ thêm mật ong vào bát sao cho ngập hết phần lá hẹ. Mọi người cho bát vào nồi hấp cách thủy trong khoảng 20-30 phút cho đến khi lá hẹ mềm, ngấm đều mật ong.
Lấy lá hẹ ra khỏi bát, để nguội bớt rồi cho bé ăn phần lá hẹ (nếu bé biết ăn) hoặc uống phần nước cốt.
Trị ho bằng lá hẹ hấp mật ong cách thủy cho trẻ sơ sinh
Trước khi dùng, mẹ nên đưa bé đi khám để được bác sĩ chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây ho. Ngoài ra khi trị ho bằng lá hẹ cho trẻ sơ sinh, các bậc phụ cần lưu ý những vấn đề sau:
Đặc biệt cần chú ý, vì hệ tiêu hóa và miễn dịch của bé còn non yếu nên không dùng lá hẹ cho bé dưới 6 tháng tuổi. Trường hợp dùng mật ong không được cho bé dưới 1 tuổi sử dụng (vì có thể gây ngộ độc).
Chỉ cho bé uống phần nước hoặc ăn phần lá đã được băm nhuyễn rất kỹ để tránh bị hóc hoặc mắc họng.
Lá hẹ tính ấm, cha mẹ không nên cho con dùng quá 5 ngày dễ gây nóng trong. Ngoài ra, mỗi lần sử dụng phải cách nhau từ 4 đến 4 tiếng, không dùng hỗn hợp lá hẹ để quá 24 giờ.
Nếu sau khoảng 5 ngày chưa thấy bé cải thiện, phụ huynh phải cho bé dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ.
Thiên Môn Bổ Phổi Premium là sản phẩm được nghiên cứu và sản xuất bởi Công ty Cổ phần TITAFA. Sản phẩm kết hợp nhiều loại thảo dược tự nhiên an toàn cho bé như Chiết xuất Xuyên Tâm Liên, Húng Chanh, Kinh Giới, Trần Bì,... Do đó, Thiên Môn Bổ Phổi Premium có công dụng:
Hỗ trợ giảm ho và các dấu hiệu khác đi kèm như đờm, rát họng, khản tiếng do viêm họng, viêm phế quản.
Hỗ trợ bổ phổi.
Thiên Môn Bổ Phổi Premium trẻ em - Giải pháp hỗ trợ giảm ho cho bé từ 6 tuổi
Thiên Môn Bổ Phổi Premium được bào chế thành dạng siro dễ uống cho trẻ, hiện đã được Bộ Y tế cấp phép. Ngoài ra, sản phẩm có giá thành không cao, phù hợp sử dụng cho các bé từ 6 tuổi trở lên. Để đặt hàng và nhận tư vấn từ dược sĩ chuyên môn, các mẹ hãy liên hệ với Titafa qua số điện thoại 1900 2163 nhé!
Qua bài viết trên, khách hàng đã tìm hiểu về các phương pháp trị ho bằng lá hẹ cho trẻ sơ sinh hiệu quả. Nếu phụ huynh muốn tìm hiểu thêm nhiều mẹo hay để trị ho khác tại nhà, hãy theo dõi Titafa ngay nhé!
Hành tím không chỉ là nguyên liệu quen thuộc trong gian bếp mà còn là một vị thuốc dân gian hỗ trợ điều trị ho.
Trong muôn vàn phương pháp hỗ trợ trị ho bằng nguyên liệu tự nhiên, hạt chanh nổi lên như một lựa chọn được nhiều người truyền tai nhau.
Giá đỗ là những mầm non của các loại đậu như đậu xanh, đậu nành, đậu đỏ, đậu đen,... Theo y học cổ truyền, giá đỗ có tính mát, vị hơi nhạt và có chút hăng, mang lại nhiều lợi ích cho...
Từ lâu, cây dòi đã được sử dụng trong y học cổ truyền như một phương pháp tự nhiên giúp hỗ trợ điều trị ho và các vấn đề liên quan đến đường hô hấp.
Ho là triệu chứng phổ biến, gây khó chịu và ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày.