Như chúng ta biết, bình thường axit trong dạ dày không thể nào thoát vào thực quản được do được bảo vệ bởi cơ thắt thực quản dưới, cơ thắt này giống như một chiếc nhẫn luôn đóng tự nhiên và chỉ mở ra khi bạn nuốt thức ăn hoặc ợ. Tuy nhiên, đối với những trường hợp người bị mắc chứng trào ngược axit dạ dày thì cơ này đã bị suy yếu dẫn đến axit dạ dày thoát vào thực quản, đó là lý do tại sao những người bị trào ngược axit lại hay bị ợ nóng, cảm giác đau rát ỏ ngực hoặc cổ họng. Để thoát khỏi chứng ợ nóng khó chịu ấy, bạn có thể tham khảo các mẹo vặt dưới đây như:
Chứng ợ nóng hay ợ chua xảy ra khi thức ăn trong dạ dày trào ngược lên thực quản. Trong một số trường hợp, bị ợ chua có thể do bạn mặc quận sáo quá chật gây đèn nén lên dạ dày, vì vậy nếu gặp phải trường hợp này, bạn có thể tham khảo nới lỏng thắt lưng quần hoặc váy hoặc quần áo bó sát nếu ôm quá chặt trong người bạn.
Giữ tư thế đứng thẳng người giúp giảm chứng ợ nóng
Tư thế của bạn cũng có thể góp phần gây nên chứng ợ nóng. Khi bạn giữ người ở tư thế đứng thẳng sẽ ít tạo áp lực hơn lên cơ thắt thực quản dưới (LES) của bạn (LES là một vòng cơ giúp ngăn axit dạ dày trào ngược lên thực quản. Vì vậy nếu bị chứng ợ nóng khi bạn đang ngồi hoặc nằm thì hãy thử đứng lên, điều này có thể sẽ góp phần làm giảm chứng ợ nóng trong bạn.
Bởi vì khi nằm xuống có thể làm cho chứng ợ nóng của bạn trở nên trầm trọng hơn, vì vậy khi đến giờ ngủ, bạn có thể điều chỉnh để nâng phần trên của cơ thể bạn lên, điều này sẽ góp phần rất lớn vào việc giảm chứng ợ nóng. Tuy nhiên, Theo Mayo Clinic, nâng đầu bằng gối phụ thường không đủ. Thay vào đó mục tiêu của bạn là nâng cơ thể bạn từ thắt lưng trở lên. Nếu bạn có một chiếc giường có thể điều chỉnh được, hãy đặt nó ở một góc thích hợp để tạo cảm giác nhẹ nhõm. Nếu giường của bạn không thể điều chỉnh được, bạn có thể thay đổi góc của bề mặt ngủ bằng cách sử dụng một chiếc gối êm.
Nâng cao phần trên cơ thể khi ngủ
Một phương pháp giúp giảm chứng ợ nóng có ngay trong gian bếp của nhà mình nhưng có lẽ bạn không hề hay biết. Baking soda (hay còn gọi là muối nở) có thể giúp làm dịu những cơn ợ chua bằng cách trung hòa axit trong dạ dày của bạn. Để làm được điều này, bạn có thể hòa tan một thìa cà phê muối nở vào một cốc nước và uống từ từ.
Gừng là một loại thảo dược được sử dụng như một phương thuốc dân gian cho chứng ợ nóng trong nhiều thế kỷ. Gừng với tính ấm có thể giúp làm giảm buồn nôn và cũng rất hiệu quả trong trường hợp làm giảm chứng ợ nóng.
Sử dụng Gừng giúp giảm chứng ợ nóng
Rễ Cam thảo là một phương thuốc dân gian khác được sử dụng để điều trị chứng ợ nóng. Nhiều nghiên cứu cũng cho thấy rằng, Cam thảo có thể giúp làm tăng lớp màng nhầy của niêm mạc thực quản, bảo vệ thực quản của bạn khỏi bị tổn thương do axit dạ dày gây nên.
Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng Giấm táo có thể giúp trung hòa axit trong dạ dày và làm giảm chứng ợ nóng. Nếu bạn chọn phương pháp này, bạn có thể pha loãng Giấm táo với nước và uống sau bữa ăn.
Thuốc lá không chỉ có hại cho sức khỏe của bạn mà việc sử dụng thuốc lá cũng có thể góp phần gây ra chứng ợ nóng. Tuy nhiên, thuốc lá có thể giúp bạn đối phó với chứng khó chịu tạm thời nhưng nó sẽ không làm cho cảm giác bỏng rát đó biến mất. Vì vậy, tốt nhất là bạn nên hạn chế hoặc tránh sử dụng thuốc là càng sớm càng tốt.
Trên đây là những mẹo vặt giúp giảm chứng ợ nóng, tuy nhiên nếu đã áp dụng mà vẫn chưa giảm được nhiều như bạn mong muốn thì bạn có thể tham khảo sử dụng thêm một số loại thuốc không kê đơn (OTC) giúp giảm chứng ợ nóng như thuốc kháng axit, thuốc chẹn H2, thuốc ức chế bơm proton (PPI). PPI và thuốc chẹn H2 có thể giúp làm giảm lượng axit trong dạ dày của bạn tiết ra, nó có thể giúp ngăn ngừa và giảm các triệu chứng ợ chua cho bạn.
Bên cạnh việc áp dụng các mẹo vặt, sử dụng thuốc thì bạn cũng nên thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt và làm việc hợp lý và khoa học. Tránh sử dụng các thực phẩm chua, cay, béo vì sẽ làm tăng thêm tình trạng ợ nóng, bạn có thể chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ, tránh ăn quá nhiều một lúc, giảm căng thẳng, stress, tránh thức khuya, tránh nằm ngay sau khi ăn, duy trì cân nặng hợp lý,..
Chúc bạn có một sức khỏe ổn định!
Tham khảo
http://healthline.com/health/gerd/heartburn-relief
Lá chanh không chỉ là gia vị quen thuộc trong căn bếp mà còn là một nguyên liệu tự nhiên rất hữu ích trong việc chữa trị ho.
Cách trị ho bằng quả Kha Tử hiệu quả, an toàn tại nhà. Hướng dẫn chi tiết và những lưu ý quan trọng khi sử dụng Kha Tử để trị ho, cải thiện sức khỏe đường hô hấp.
Cách trị ho bằng lá hẹ với mật ong hiệu quả: Hướng dẫn cách dùng lá hẹ kết hợp mật ong trị ho đơn giản, an toàn ngay tại nhà. Giảm nhanh triệu chứng ho bằng mẹo dân gian.
Lá mơ lông chứa nhiều Alkaloid có lợi cho cơ thể, được xem là một chất kháng sinh và giảm viêm tự nhiên.
Ho là một triệu chứng phổ biến mà ai cũng có thể gặp phải, đặc biệt là khi thời tiết thay đổi.