Thông tin sức khỏe

10+ Mẹo Chữa Ho Ban Đêm Hiệu Quả Nhanh Chóng

Theo nhiều nghiên cứu, cơn ho trở nên trầm trọng hơn vào ban đêm khi người bệnh nằm xuống. Rất nhiều người cảm thấy khó chịu, không thể ngon giấc, thậm chí làm sức khỏe tồi tệ hơn khi bị ho vào ban đêm. May mắn rằng hiện tại, mọi người đã có thể khắc phục và làm giảm cơn ho vào buổi tối ngay tại nhà.

Trong bài viết dưới đây, dược sĩ Titafa sẽ giới thiệu cho mọi người những mẹo chữa ho ban đêm hiệu quả nhanh chóng.

10 mẹo chữa ho ban đêm hiệu quả nhanh chóng

Kê cao đầu và cổ

Khi nằm xuống, chất nhầy trong cổ họng dễ chảy ngược lên đường hô hấp trên gây kích ứng và khiến mọi người bị ho. Do đó, các chuyên gia khuyến khích mọi người nên nằm trên gối, kê cao đầu (cao hơn ngực, không được quá cao). Khi đầu ở vị trí cao hơn, chất nhầy ít có khả năng chảy xuống cổ họng và giảm áp lực lên đường thở.

Kê cao đầu và cổ khi ngủ

Kê cao đầu và cổ khi ngủ

Bôi dầu gió Nhị Thiên Đường vào ngực, lòng bàn chân 

Dầu gió Nhị Thiên Đường là sản phẩm của Nhà Thuốc Nhị Thiên Đường với các thành phần: Tinh Dầu Bạc Hà, tinh Dầu Quế, tinh dầu Đinh Hương, Menthol,... Vì chứa nhiều tinh dầu nên sản phẩm có công dụng hỗ trợ làm thông thoáng đường thở rất tốt. 

Người dùng có thể trực tiếp hít ngửi để hỗ trợ thông mũi, giảm nghẹt mũi, dễ chịu. Ngoài ra, tinh dầu còn có công dụng hỗ trợ kích thích tuần hoàn máu, làm giảm sưng viêm, làm ấm cơ thể,... hiệu quả. Vậy nên, khách hàng có thể bôi bôi dầu gió Nhị Thiên Đường vào ngực, lòng bàn chân rồi mát xa nhẹ nhàng.

Tắm nước nóng hoặc ngâm chân

Tắm nước ấm hoặc ngâm chân là cách thư giãn tuyệt vời và giúp giảm ho rất hiệu quả. Bởi vì nước ấm có khả năng làm giãn nở các mạch máu dưới da, tăng cường tuần hoàn máu, ngăn sưng viêm ở đường hô hấp. Ngoài ra, ngâm mình trong nước ấm cũng giúp giúp giảm căng thẳng và cải thiện giấc ngủ.

Hơi nước từ nước ấm giúp làm loãng chất nhầy trong đường hô hấp, giúp long đờm, giảm ho do kích ứng. Đặc biệt, một số trường hợp vào mùa đông, cơ thể quá lạnh nên tạo thành ho. Mọi người hãy ngâm chân với nước ấm (có thể bỏ thêm gừng hoặc thảo dược) trước khi ngủ để giúp cơ thể ấm hơn. 

Lưu ý: Nếu tắm nước ấm, mọi người chỉ nên tắm trước 20 giờ và ngâm mình tối đa 15 phút, đặc biệt vào mùa đông.

Ngâm chân vào buổi tối làm ấm cơ thể

Ngâm chân vào buổi tối làm ấm cơ thể

Dùng mật ong giảm ho

Mật ong từ lâu đã được biết đến với công dụng hỗ trợ làm dịu cổ họng, giảm ho và kháng khuẩn tự nhiên. Theo nhiều khảo sát, uống 1 cốc mật ong ấm trước khi đi ngủ có thể giảm khả năng ho hoặc giảm cơn ho. Mọi người cũng có thể kết hợp thêm một chút gừng để làm ấm cơ thể, uống trước khi ngủ từ 1 đến 2 giờ.

Diệt gián

Nước bọt, phân chứa nhiều chất kích thích gây ho và dị ứng nếu mọi người vô tình chạm phải. Do đó, để đảm bảo không gian phòng ngủ thông thoáng, mọi người nên ngăn chặn gián xâm nhập vào nhà bằng cách:

  • Bảo quản thực phẩm trong hộp kín để tránh thu hút gián, không làm vương vãi đồ ăn.

  • Dọn dẹp các chồng báo, tạp chí cũ hoặc sách vở vì chúng dễ bám bụi và tạo nơi trú ẩn cho gián.

  • Thuê dịch vụ diệt côn trùng chuyên nghiệp để xử lý nếu gián đã xuất hiện. 

Vệ sinh mũi và cổ họng với nước muối sinh lý

Nước muối sinh lý có tác dụng làm sạch các chất nhầy, vi khuẩn và dị nguyên bám trên niêm mạc mũi họng. Nhờ vậy, đường hô hấp không còn kích ứng, cơn ho dịu lại đáng kể và làm thông thoáng đường thở. Sau khi đánh răng, mọi người nên ngậm nước muối đóng chai sẵn hoặc tự pha (tỷ lệ 1 thìa cà phê muối tinh vào 250ml nước ấm) trong 30 giây.

Ngoài ra, mọi người có thể sử dụng nước muối để vệ sinh mũi (chỉ dùng nước muối sinh lý). 

  • Mọi người ngửa đầu ra sau, dùng bình xịt mũi xịt nhẹ nhàng nước muối sinh lý vào mỗi lỗ mũi.

  • Nghiêng đầu sang hai bên để nước muối chảy ra ngoài (có thể áp dụng cho trẻ nhỏ).

Vệ sinh mũi và cổ họng với nước muối sinh lý

Vệ sinh mũi và cổ họng với nước muối sinh lý

Uống đồ nóng, ấm

Trước khi đi ngủ, mọi người hãy cân nhắc súc miệng bằng nước ấm để làm loãng chất nhầy. Ngoài ra, tình trạng kích ứng ở cổ họng cũng sẽ thuyên giảm đáng kể trong một khoảng thời gian, giúp mọi người đi vào giấc ngủ. 

Vệ sinh sạch sẽ nhà cửa và giường chiếu

Các tác nhân gây dị ứng ở đường hô hấp có thể bám trên quần áo, các đồ vật trong nhà hoặc giường chiếu. 

  • Mọi người nên giặt ga gối ít nhất 1 lần/tuần, chọn xà phòng dịu nhẹ, không gây kích ứng da.

  • Phơi ga, gối dưới ánh nắng mặt trời nếu có thể.

  • Hút bụi thường xuyên 2-3 lần/tuần, tập trung vào các khu vực dễ tích tụ bụi như thảm, rèm cửa, góc nhà.

  • Lau chùi các bề mặt bàn, ghế, cửa sổ, các đồ vật trong phòng bằng khăn ẩm hoặc chất tẩy rửa chuyên dụng.

  • Nếu không khí tốt, mọi người nên mở cửa sổ.

Dùng máy tạo độ ẩm

Một nguyên nhân gây ho khá phổ biến vào ban đêm chính là không khí quá khô hanh, làm đường hô hấp kích ứng. Trong trường hợp mọi người thấy cổ họng khô khan, muốn ho thì nên dùng máy tạo độ ẩm (máy phun sương) để tăng độ ẩm trong không khí, giúp giảm ho.

Ngăn chặn tình trạng trào ngược dạ dày

Một số trường hợp bị ho ban đêm là do trào ngược, acid dạ dày bị đẩy lên trên đường hô hấp gây kích ứng. Để giảm tình trạng này, mọi người nên ăn ít vào bữa tối, không dùng những loại thực phẩm chua cay, nhiều dầu mỡ khó tiêu. Ngoài ra, khách hàng cũng nên hạn chế đồ uống có ga, rượu bia, cà phê.

Sử dụng Thiên Môn Bổ Phổi Premium hỗ trợ giảm ho

Một phương pháp hiệu quả và được rất nhiều người sử dụng là dùng các sản phẩm hỗ trợ giảm ho. Thiên Môn Bổ Phổi Premium là sản phẩm được bào chế 100% từ thiên nhiên, an toàn và lành tính. Trong bảng thành phần chứa các thảo dược như Mạch Môn Đông, Xuyên Tâm Liên, Húng Chanh,... đều có công dụng hỗ trợ trị ho hiệu quả.

Sử dụng Thiên Môn Bổ Phổi Premium hỗ trợ giảm ho vào ban đêm

Sử dụng Thiên Môn Bổ Phổi Premium hỗ trợ giảm ho vào ban đêm

Đặc biệt, Thiên Môn Bổ Phổi Premium có thể sử dụng cho trẻ em từ 6 tuổi trở lên và người lớn. Mọi người duy trì sử dụng đều đặn theo hướng dẫn hoặc chỉ định của bác sĩ để thấy hiệu quả.

Lưu ý: Thiên Môn Bổ Phổi Premium không phải thuốc nên không thể thay thế thuốc điều trị bệnh.

Giải đáp các câu hỏi thường gặp về ho đêm

Ho ban đêm kéo dài bao lâu thì nên đi khám?

Tương tự như ho, nếu người bệnh ho kéo dài vào buổi tối từ 2 tuần trở lên thì nên đến bệnh viện thăm khám. Ngoài ra, nếu mọi người ho kèm theo các triệu chứng khác như sốt, khó thở, đau ngực hoặc khạc ra đờm có màu lạ thì phải đến bác sĩ ngay lập tức.

Trẻ em bị ho ban đêm có nên uống thuốc không?

Đối với trường hợp ho nhẹ, không xuất hiện triệu chứng khác, phụ huynh có thể cho bé sử dụng các phương pháp tự nhiên như súc miệng, uống nước ấm,... Cơn ho sẽ thuyên giảm và không ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ.

Tuy nhiên, nếu ho kèm theo sổ mũi, có đờm, phụ huynh nên cho bé dùng thuốc theo chỉ định của chuyên gia y tế. Bởi vì khi ngủ, khả năng cao đờm và dịch nhầy sẽ làm bé khó thở, có nguy cơ xảy ra nguy hiểm. Ngoài ra, nếu bé ho nhiều về ban đêm và không có dịch nhầy có thể là triệu chứng của ho khan, các mẹ cũng nên cho con đến bệnh viện thăm khám.

Trẻ bị ho vào ban đêm

Trẻ bị ho vào ban đêm

Tại sao ho nặng hơn vào ban đêm?

Chắc chắn rất nhiều người đã nhận thấy, cơn ho thường nặng hơn vào ban đêm, ho liên tục, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe. Giải thích vấn đề này, các chuyên gia cho rằng: Chất nhầy trong đường hô hấp dễ chảy xuống cổ họng hơn nên sẽ kích thích ho. Ngoài ra, với trường hợp bị trào ngược, dịch tiết dạ dày cũng dễ tràn vào hệ hô hấp gây ho.

Tuy nhiên, chuyên gia về bệnh hô hấp Nick Vozoris (công tác tại St. Michael's Hospital) cho rằng: “Khi ngủ, cơn ho giúp giúp tống chất nhầy ra khỏi đường hô hấp và không phải vấn đề nguy hiểm”.

Người bị hen suyễn nên xử lý ho ban đêm thế nào?

Khi cơn ho trở nặng, người bị hen suyễn nên dùng thuốc điều trị theo chỉ định của bác sĩ. Kết hợp với đó, mọi người có thể tránh các yếu tố kích thích và sử dụng máy tạo độ ẩm để giúp đường thở thông thoáng hơn. 

Qua bài viết trên, mọi người đã tìm hiểu về các mẹo chữa ho ban đêm hiệu quả nhanh chóng hiệu quả. Nếu khách hàng còn thắc mắc hoặc muốn tìm hiểu những phương pháp trị ho hiệu quả tại nhà, hãy liên hệ với Titafa qua số 1900 2163 nhé!