May mắn thay, người xưa đã truyền lại nhiều bài thuốc dân gian trị ho ngứa cổ đơn giản, hiệu quả để cải thiện tình trạng này. Trong bài viết dưới đây, Titafa sẽ giới thiệu cho mọi người cách thực hiện các phương pháp từ Đông y.
Trong Tây y, ho kèm ngứa cổ là một bệnh lý về đường hô hấp thường gặp, đặc biệt trong những ngày thời tiết thay đổi. Nhưng trong Đông y lại quan niệm rằng, ho là do phế khí không được nhuận hoặc có đàm nhiệt tích tụ gây nên. Vì vậy, các bài thuốc dân gian trị ho ngứa họng sẽ tập trung vào việc:
Bổ phế: Nuôi dưỡng phế khí, giúp phế hoạt động tốt hơn và làm giảm ho.
Thanh nhiệt, giải độc: Loại bỏ nhiệt độc, giảm viêm họng và rát họng để cải thiện bệnh ho.
Hoạt huyết, tán hàn: Tăng cường tuần hoàn máu, giúp các mạch máu ở vùng cổ họng lưu thông tốt hơn, giảm sưng viêm.
Hoá đàm, nhuận phế: Giúp long đờm, giảm sự tích tụ đờm nhớt ở phế quản, làm dịu cổ họng và cảm giác ngứa cổ.
Căn nguyên của bệnh ho theo lý giải Đông y
Dựa theo đó, các vị thuốc tính ấm như gừng, mật ong, nghệ,... sẽ đẩy hàn khí ra khỏi cơ thể. Trong Đông y, đây cũng là những vị thuốc quen thuộc và đặc biệt sử dụng để trị ho ngứa cổ.
Lá hẹ không chỉ là một loại gia vị quen thuộc trong ẩm thực mà còn là một vị thuốc trong y học dân gian. Hẹ tính ấm, vị cay, giúp tán hàn, giảm đau, ôn trung, bổ phế và điều hòa tạng phủ. Theo Tây y, hẹ còn chứa nhiều chất kháng sinh như Odorin, Sunfit và Allicin.
Cách thực hiện:
Mang 200g lá hẹ đi rửa sạch nhiều lần, sau đó cho ngâm với nước muối loãng trong vòng 5 phút.
Cắt thành từng khúc nhỏ rồi cho vào chén, đập nhỏ đường phèn và cho chung với lá hẹ.
Hấp cách thủy trong 15-20 phút cho đường chảy, lá hẹ nhừ thì mọi người tắt bếp. Khi nguội, mọi người chắt lấy nước cốt uống từ 3-4 muỗng mỗi ngày.
Lưu ý: Lá hẹ an toàn cho cả phụ nữ có thai và trẻ nhỏ. Tuy nhiên, khi phụ huynh cho bé sử dụng, chỉ nên dùng 2 lần mỗi ngày (bằng nửa người lớn).
Cách dùng lá hẹ cải thiện tình trạng ho kèm ngứa cổ
Gừng tươi là một nguyên liệu quen thuộc trong gian bếp của mỗi gia đình, cũng là một vị thuốc trong Đông y. Gừng có tính ấm, vị cay, giúp tán hàn, giảm đau, rất tốt cho việc điều trị ho và ngứa cổ. Trong gừng gừng cũng có hoạt chất ức chế virus prostaglandin hiệu quả là Gingerol.
Cách thực hiện:
Mọi người chuẩn bị 1 củ gừng nhỏ, rửa sạch, gọt vỏ và thái lát mỏng vừa ăn.
Cho gừng vào cốc nước sôi, đậy nắp hãm khoảng 10-15 phút.
Lọc bã gừng rồi thêm mật ong vào khuấy đều và uống khi còn ấm.
Lưu ý: Trà gừng mật ong sử dụng được cho cả trẻ em và phụ nữ mang thai, nhưng bà bầu nên hạn chế sử dụng quá nhiều gừng.
Tắc hay quất cũng là nguyên liệu tính ấm, vị chua, chứa nhiều vitamin C. Với vị chua ngọt dễ chịu, tắc chưng mật ong dễ uống nên được nhiều người sử dụng.
Cách thực hiện:
Rửa sạch tắc, dùng muối chà xát để loại bỏ bụi bẩn và chất bẩn bám trên vỏ. Sau đó mọi người cắt đôi quả tắc, bỏ hạt.
Xếp tắc vào lọ thủy tinh hoặc bát sứ rồi rưới mật ong đều lên từng quả, nếu dùng cho trẻ, mọi người có thể bỏ thêm chút đường phèn.
Đặt lọ hoặc bát tắc vào nồi hấp cách thủy trong khoảng 30 phút với lửa nhỏ. Khi dùng, mọi người ăn cả vỏ tắc hoặc chắt lấy nước cốt dạng siro cho bé uống.
Lưu ý: Sử dụng tắc và mật ong làm bài thuốc dân gian trị ho ngứa cổ an toàn cho trẻ và phụ nữ mang thai.
Bài thuốc dân gian trị ho ngứa cổ từ tắc chưng mật ong
Lá bạc hà có hương thơm đặc trưng và tính mát, sở hữu khả năng kháng khuẩn, kháng viêm tốt. Ngoài trong, trong bạc hà còn chứa menthol làm mát hầu họng, dịu cổ họng và giảm ngứa ngáy ở cổ nhanh chóng.
Cách thực hiện:
Rửa sạch lá bạc hà tươi rồi cho ngâm với nước muối loãng khoảng 5 phút, sau đó vớt ra để ráo.
Đun khoảng 200ml nước cho đến khi sôi nổi bọt, đổ lá bạc hà đã rửa sạch vào rồi đậy nắp, đun tiếp 3-5 phút thì tắt bếp.
Thêm chút mật ong hoặc đường (nếu thích) rồi uống trực tiếp như trà bạc hà.
Lưu ý: Bà bầu có thể ăn được lá bạc hà nhưng chỉ với lượng nhỏ, ngoài ra ai có sức khỏe yếu phải hỏi bác sĩ trước khi dùng.
Dầu khuynh diệp được chiết xuất từ cây bạch đàn và có tác dụng làm thông thoáng đường thở. Trong dầu còn chứa hoạt chất tức chế được virus gây bệnh cảm và viêm họng như VRS.
Cách thực hiện:
Đổ khoảng 1.5l nước sôi đã đun nóng vào tô hoặc chậu.
Cho khoảng 3-5 giọt dầu khuynh diệp vào nước sôi rồi dùng đũa khuấy đều.
Cúi mặt vào tô, trùm khăn bông kín đầu và tô để hơi nước không thoát ra ngoài. Trong thời gian này, mọi người hít thở sâu và đều trong khoảng 10-15 phút.
Lưu ý: Phụ nữ có thai không nên sử dụng tinh dầu, phụ huynh dùng cho trẻ em nên pha loãng bằng nửa người lớn.
Cách xông hơi dầu khuynh diệp trị ho ngứa cổ
Với tính ấm, vị cay, lá tía tô có tác dụng tán hàn, giúp giảm ho, long đờm và làm dịu cổ họng.
Cách thực hiện:
Rửa sạch lá tía tô rồi ngâm với nước muối loãng trong khoảng 5 phút, sau đó để ráo nước.
Cho lá tía tô vào ấm hoặc nồi để sắc, đổ nước sôi vào và hãm khoảng 10-15 phút. Mọi người có thể thêm chút mật ong, tắc hoặc gừng để vị trà dễ uống hơn.
Lưu ý: Bà bầu không nên dùng tía tô quá 5 ngày sẽ dễ dẫn đến tăng huyết áp, trước khi dùng nên hỏi ý kiến bác sĩ.
Rau má tính mát, có tác dụng giảm viêm và làm dịu cổ họng hiệu quả.
Cách thực hiện:
Rau má làm sạch rễ, rửa nhiều lần và ngâm với nước muối loãng từ 5 đến 10 phút để loại bỏ vi khuẩn.
Cho rau má vào máy xay sinh tố, xay nhuyễn rồi lọc lấy nước cốt, pha loãng với nước ấm hoặc uống trực tiếp.
Lưu ý: Khi dùng cho trẻ em, mọi người có thể thêm mật ong hoặc đường phèn khi xay để dễ uống hơn. Phụ nữ mang thai không nên dùng rau má, đặc biệt trong 3 tháng đầu vì rau má tính hàn, tăng nguy cơ sảy thai.
Sử dụng rau má trị ho ngứa cổ tại nhà
Trong củ cải trắng chứa nhiều vitamin C, các enzyme tiêu hóa và các chất kháng khuẩn. Ngoài ra theo Đông y, cải trắng vị ngọt, tính bình, giúp nhuận phế, tiêu đờm và kiện tỳ tiêu thực.
Cách thực hiện:
Mọi người chọn củ tươi, chắc, không bị dập nát rồi rửa sạch củ cải, gọt vỏ và cắt thành từng miếng vừa ăn.
Cho củ cải vào máy ép hoặc máy xay sinh tố, sau đó chắt lấy nước cốt.
Khi uống, mọi người có thể trộn đều với mật ong.
Lưu ý: Mọi người không dùng củ cải cùng cam, sau khi uống thuốc hoặc nấu ăn với cà rốt.
Các bài thuốc dân gian từ thiên nhiên an toàn và hiệu quả trong việc điều trị ho ngứa cổ. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và đạt hiệu quả cao nhất thì mọi người vẫn nên lưu ý:
Sử dụng các loại thảo dược khi biết rõ nguồn gốc, không dùng đồ đã hư hỏng hoặc dập nát.
Mỗi bài thuốc có liều lượng sử dụng khác nhau và mọi người nên tuân thủ đúng hướng dẫn sử dụng để tránh tác dụng phụ.
Kết hợp với chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, uống nhiều nước ấm, ăn các loại trái cây giàu vitamin C.
Nếu tình trạng ho kéo dài hay là kèm theo các triệu chứng như sốt, khó thở, mọi người không nên tự điều trị tại nhà mà phải đến bác sĩ.
Bài thuốc dân gian trị ho, viêm họng có tác dụng chậm từ từ, vậy nên mọi người hãy kiên trì thực hiện đúng liệu trình.
Đặc biệt, phụ huynh không được cho trẻ em dưới 1 tuổi sử dụng, liều lượng dùng trẻ từ 2 tuổi ít hơn người lớn và phụ nữ mang thai nên hỏi bác sĩ trước.
Lưu ý khi dùng các bài thuốc dân gian trị ho ngứa cổ
Thiên Môn Bổ Phổi Premium là thành quả sau nhiều lần nghiên cứu và được sản xuất bởi Công ty Cổ phần TITAFA. Sản phẩm có công dụng hiệu quả trong hỗ trợ giảm ho, ngứa cổ và các triệu chứng khó chịu do viêm họng, viêm phế quản gây ra.
Sản phẩm được chiết xuất từ các loại thảo dược quý như Thiên Môn Đông, Gừng, Mạch Môn, Xuyên Tâm Liên, Trần Bì,... Đặc biệt là hoạt chất AP-Bio® (chiết xuất Xuyên Tâm Liên) hỗ trợ giảm 09 triệu chứng do cảm lạnh hiệu quả.
Thiên Môn Bổ Phổi Premium mới - Giải pháp hỗ trợ giảm ho ngứa cổ hiệu quả
Thiên Môn Bổ Phổi Premium được sản xuất trên dây chuyền hiện đại, đạt chuẩn GMP và đã được Bộ y tế cấp phép. Sản phẩm có hai dạng 280ml cho người lớn và 120ml an toàn cho trẻ em. Để đặt hàng ngay hôm nay, khách hàng liên hệ với Titafa qua số hotline 1900 2163 để được dược sĩ tư vấn.
Qua bài viết trên, khách hàng đã được tìm hiểu về các bài thuốc dân gian trị ho ngứa cổ hiệu quả. Mọi người nên lưu ý, nếu sau 5-7 ngày sử dụng mà triệu chứng không thuyên giảm, mọi người nên đến bác sĩ để được thăm khám cụ thể.
Ho và đờm là 3 triệu chứng thường gặp ở đường hô hấp, đặc biệt trong mùa lạnh hoặc khi cơ thể bị cảm cúm. Chỉ riêng cơn ho đã khiến nhiều người bệnh đau đầu, nếu xuất hiện cả đờm...
Paracetamol là loại thuốc phổ biến và rất dễ mua, nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về công dụng và cách sử dụng đúng của nó. Mọi người thường dùng Paracetamol để giảm đau, hạ sốt và thậm...
Khi bị ho, việc chú ý đến chế độ ăn uống là rất quan trọng để hỗ trợ quá trình hồi phục và giảm triệu chứng hiệu quả.
Thời tiết thay đổi cùng với việc ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng khiến bệnh ho ngày càng phổ biến hơn.
Sữa đậu nành là một loại thức uống giàu dinh dưỡng, chứa nhiều protein, vitamin và khoáng chất có lợi cho sức khỏe.