Thông tin sức khỏe

Bị Ho Mất Tiếng Phải Làm Sao?

Bị ho mất tiếng phải làm sao? Cùng khám phá các phương pháp trị ho mất tiếng bằng nguyên liệu tự nhiên giúp nhanh chóng lấy lại giọng nói.

Gần đây, nhiều người gặp tình trạng ho kéo dài kèm theo mất tiếng, khiến giao tiếp trở nên khó khăn. Khi thời tiết thay đổi đột ngột, cổ họng dễ bị kích ứng, dẫn đến viêm thanh quản, khàn giọng. Nếu không được điều trị kịp thời, giọng nói có thể bị ảnh hưởng lâu dài. Vậy bị ho mất tiếng phải làm sao? Hãy cùng Titafa tìm hiểu nguyên nhân và các cách khắc phục hiệu quả trong bài viết dưới đây.

Những nguyên nhân gây ho mất tiếng

Ho mất tiếng là tình trạng phổ biến, đặc biệt khi thời tiết thay đổi hoặc môi trường sống không thuận lợi. Nguyên nhân gây ra tình trạng này bao gồm:

  • Tiếp xúc với môi trường ô nhiễm

Không khí chứa nhiều khói bụi, hóa chất độc hại và vi khuẩn có thể kích thích đường hô hấp, gây viêm thanh quản và mất tiếng. Những người thường xuyên làm việc trong môi trường ô nhiễm hoặc tiếp xúc với khói thuốc lá có nguy cơ cao bị ho kéo dài kèm theo mất giọng. Đặc biệt, khi không khí quá khô hoặc chứa nhiều tác nhân gây dị ứng, cổ họng dễ bị kích ứng, dẫn đến ho và khàn tiếng, mất tiếng.

Khói bụi, ô nhiễm là nguyên nhân kích thích đường hô hấp, gây viêm thanh quản, mất tiếng

Khói bụi, ô nhiễm là nguyên nhân kích thích đường hô hấp, gây viêm thanh quản, mất tiếng

  • Thời tiết thay đổi đột ngột

Sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm hoặc từ môi trường máy lạnh sang không khí nóng ngoài trời có thể ảnh hưởng đến dây thanh quản. Khi nhiệt độ thay đổi quá nhanh, niêm mạc họng bị kích thích, gây ho và mất tiếng. Những người làm việc trong văn phòng máy lạnh hoặc tiếp xúc thường xuyên với khí hậu lạnh dễ gặp phải tình trạng này.

  • Dị ứng và phản ứng cơ thể

Những người có cơ địa nhạy cảm có thể bị ho mất tiếng do dị ứng với phấn hoa, lông thú, bụi bẩn hoặc thực phẩm. Khi hệ miễn dịch phản ứng quá mức với các yếu tố này, cổ họng bị viêm, sưng và dẫn đến khàn giọng hoặc mất tiếng tạm thời.

  • Nhiễm virus và vi khuẩn

Các bệnh do virus như cảm cúm, viêm họng, viêm thanh quản thường gây tổn thương dây thanh âm, làm giọng nói trở nên khàn đặc hoặc mất tiếng hoàn toàn. Những trường hợp nhiễm khuẩn nghiêm trọng có thể gây sưng viêm mạnh, khiến cổ họng bị đau rát và ho mất tiếng kéo dài.

Virus gây bệnh có thể làm tổn thương dây thanh âm, gây ho và mất tiếng

Virus gây bệnh có thể làm tổn thương dây thanh âm, gây ho và mất tiếng

  • Các bệnh lý đường hô hấp

Những người mắc các bệnh về đường hô hấp như hen suyễn, viêm phế quản, viêm thanh quản hoặc viêm họng mãn tính thường xuyên bị ho kéo dài và mất tiếng. Các bệnh này làm tăng tiết dịch nhầy trong cổ họng, gây viêm nhiễm và làm suy yếu chức năng của dây thanh quản.

  • Lạm dụng giọng nói quá mức

Những người thường xuyên nói to, hát lớn hoặc phải sử dụng giọng nói nhiều trong công việc như giáo viên, ca sĩ, MC rất dễ bị tổn thương dây thanh quản. Khi dây thanh âm hoạt động quá mức mà không được nghỉ ngơi hợp lý, giọng nói có thể bị khàn, yếu hoặc thậm chí mất tiếng tạm thời.

Cách trị ho mất tiếng hiệu quả đơn giản tại nhà

Trị ho mất tiếng với trà gừng mật ong

Gừng và mật ong từ lâu đã được sử dụng như những vị thuốc quý giúp làm dịu cổ họng và cải thiện tình trạng ho, khàn giọng.

  • Gừng có tính ấm, giúp làm giãn nở đường thở, giảm viêm nhiễm và cải thiện tuần hoàn máu. Các hợp chất chống oxy hóa trong gừng còn giúp ức chế sự phát triển của vi khuẩn và virus gây bệnh đường hô hấp.

  • Mật ong không chỉ có tác dụng kháng khuẩn mạnh mà còn giúp làm dịu niêm mạc họng, hỗ trợ long đờm và giảm kích ứng. Đồng thời, lượng vitamin C dồi dào trong mật ong còn giúp tăng cường đề kháng, bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh.

Cách thực hiện

  • Thái vài lát gừng tươi rồi cho vào cốc nước nóng, hãm trong khoảng 10 phút để các tinh chất tan vào nước.

  • Thêm một thìa mật ong nguyên chất, khuấy đều.

  • Uống từng ngụm nhỏ, để trà thấm vào cổ họng giúp làm dịu cơn ho và phục hồi giọng nói.

  • Dùng trà gừng mật ong 2 - 3 lần mỗi ngày không chỉ giúp giảm ho mất tiếng mà còn giữ ấm cơ thể, ngăn ngừa cảm lạnh hiệu quả.

Trà gừng mật ong hỗ trợ trị ho mất tiếng

Trà gừng mật ong hỗ trợ trị ho mất tiếng

Lá bạc hà hỗ trợ trị ho mất tiếng

Bạc hà không chỉ giúp thông mũi, làm dịu đường thở mà còn có tác dụng làm giảm ho mất tiếng nhanh chóng.

  • Tinh dầu Menthol trong lá bạc hà có khả năng sát khuẩn, làm loãng dịch nhầy trong cổ họng, từ đó giúp giảm ho và khàn tiếng.

  • Ngoài ra, bạc hà chứa nhiều vitamin A, C và B giúp tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công của virus và vi khuẩn.

  • Đặc biệt, bạc hà còn có tính thanh mát, giúp giảm sưng viêm, hạn chế kích ứng cổ họng và làm dịu tình trạng khò khè khó chịu.

Cách thực hiện

  • Rửa sạch lá bạc hà tươi, để ráo nước.

  • Nhai trực tiếp lá bạc hà, nuốt phần nước và nhả bỏ phần bã.

  • Nếu không thích nhai trực tiếp, có thể pha lá bạc hà với nước nóng để uống như trà hoặc kết hợp với mật ong để tăng hiệu quả trị ho mất tiếng.

Sử dụng giá đỗ và muối

Giá đỗ không chỉ là thực phẩm bổ dưỡng mà còn là nguyên liệu tự nhiên giúp hỗ trợ thanh nhiệt, giảm ho và cải thiện tình trạng mất tiếng nhanh chóng.

  • Giá đỗ chứa nhiều vitamin C, vitamin B và các khoáng chất giúp tăng cường hệ miễn dịch, chống viêm, giảm sưng đỏ ở cổ họng.

  • Muối hạt có đặc tính sát khuẩn, giúp loại bỏ vi khuẩn và làm dịu niêm mạc họng bị tổn thương.

  • Khi kết hợp giá đỗ và muối, người dùng sẽ có một phương pháp trị ho mất tiếng hiệu quả mà không cần dùng đến thuốc.

Cách thực hiện

  • Rửa sạch 500g giá đỗ, ngâm trong nước muối loãng khoảng 15 phút để loại bỏ vi khuẩn.

  • Vớt giá đỗ ra, rửa lại bằng nước sạch, sau đó cho vào máy ép để lấy nước.

  • Ngậm và uống từng ngụm nhỏ nước ép giá đỗ, để các dưỡng chất thấm vào niêm mạc họng và phát huy tác dụng.

  • Duy trì phương pháp này mỗi ngày một lần trong khoảng 3 - 5 ngày sẽ giúp giảm đáng kể các triệu chứng ho khan, ho có đờm và đau rát cổ họng.

Dùng giá đỗ và muối hỗ trợ thanh nhiệt, giảm ho

Dùng giá đỗ và muối hỗ trợ thanh nhiệt, giảm ho

Kết hợp trà xanh và chanh

Trà xanh và chanh là sự kết hợp hoàn hảo giúp thanh lọc cổ họng, giảm ho và hỗ trợ phục hồi giọng nói.

  • Trà xanh giàu chất chống oxy hóa, giúp kháng viêm, diệt khuẩn và bảo vệ niêm mạc họng khỏi sự tấn công của vi khuẩn.

  • Chanh cung cấp vitamin C, tăng cường sức đề kháng và làm sạch đường hô hấp, giảm tình trạng khàn tiếng.

  • Mật ong giúp làm dịu cổ họng, giảm ho, đồng thời cung cấp độ ẩm để hạn chế kích ứng.

Cách thực hiện

  • Hãm 1 - 2 túi trà xanh trong 300ml nước sôi khoảng 5 phút để các tinh chất hòa tan vào nước.

  • Thêm 1 thìa mật ong vào trà, khuấy đều để tăng hiệu quả làm dịu họng.

  • Vắt ¼ quả chanh vào, khuấy nhẹ và uống khi trà còn ấm để cảm nhận tác dụng rõ rệt.

Cam Thảo hỗ trợ làm dịu cổ họng

Cam Thảo từ lâu đã được xem là một trong những loại thảo dược có công dụng tuyệt vời trong việc làm dịu cổ họng và cải thiện tình trạng mất tiếng. Nhờ tính bình, vị ngọt tự nhiên, loại thảo dược này không chỉ giúp thanh nhiệt, giải độc mà còn có khả năng làm loãng dịch nhầy, hỗ trợ tống đờm ra ngoài dễ dàng. 

Đặc biệt, Cam Thảo còn giúp bảo vệ niêm mạc họng, giảm viêm và cải thiện tình trạng khàn giọng do viêm thanh quản hoặc viêm phế quản.

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị khoảng 10g Cam Thảo dạng khô hoặc tươi cùng với 300ml nước sôi.

  • Thái mỏng Cam Thảo rồi hãm với nước sôi trong 10 - 15 phút để các hoạt chất tiết ra hoàn toàn.

  • Sau khi nước Cam Thảo nguội bớt, nhấp từng ngụm nhỏ để dưỡng chất thấm sâu vào cổ họng, giúp làm dịu cảm giác đau rát và cải thiện giọng nói.

  • Sử dụng 2 - 3 lần/ngày để đạt hiệu quả tối ưu.

*Lưu ý: Để tăng cường tác dụng, người dùng có thể kết hợp Cam Thảo với một ít mật ong hoặc gừng giúp làm ấm cổ họng và tăng cường khả năng kháng viêm tự nhiên.

Cam Thảo hỗ trợ làm loãng dịch nhầy, loại bỏ đờm

Cam Thảo hỗ trợ làm loãng dịch nhầy, loại bỏ đờm

Sử dụng lá hẹ trị ho và mất tiếng 

Lá hẹ không chỉ là một nguyên liệu quen thuộc mà còn là bài thuốc dân gian hiệu quả trong việc cải thiện tình trạng ho, mất tiếng nhờ chứa nhiều vitamin A, C và hợp chất Allicin có đặc tính kháng khuẩn mạnh mẽ. Với đặc tính ấm, lá hẹ giúp làm dịu niêm mạc họng, giảm kích ứng và thúc đẩy quá trình phục hồi tổn thương do viêm nhiễm gây ra.

Cách thực hiện

  • Chọn một nắm lá hẹ tươi, rửa sạch và ngâm nước muối loãng trong khoảng 10 - 15 phút để loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn.

  • Cắt nhỏ lá hẹ rồi cho vào máy xay sinh tố, thêm một chút nước ấm và xay nhuyễn.

  • Lọc lấy phần nước cốt, bỏ bã và uống trực tiếp.

  • Chia thành 2 - 3 lần uống trong ngày, kiên trì sử dụng 3 - 5 ngày để thấy rõ hiệu quả.

*Lưu ý: Ngoài ra, người dùng có thể hấp lá hẹ với mật ong hoặc đường phèn để tăng hiệu quả giảm ho, tiêu đờm và làm dịu cổ họng nhanh chóng.

Trị ho mất tiếng bằng hành tây

Theo y học cổ truyền, hành tây có tính nóng, giúp kháng viêm, tiêu diệt vi khuẩn gây nhiễm trùng đường hô hấp. Trong khi đó, các nghiên cứu dược lý hiện đại cũng đã chứng minh rằng hoạt chất Allicin có trong hành tây có khả năng kháng khuẩn mạnh, giúp làm dịu cổ họng và cải thiện triệu chứng ho kéo dài.

Cách thực hiện

  • Bóc vỏ hành tây, rửa sạch rồi thái thành lát mỏng.

  • Cho hành tây vào nồi cùng 500ml nước, đun sôi.

  • Khi nước sôi, tiếp tục đun nhỏ lửa khoảng 10 phút để dưỡng chất từ hành tây tiết ra hoàn toàn.

  • Chờ nước nguội bớt, chắt lấy phần nước để uống.

  • Cách dùng: Uống từ 1 - 2 lần/ngày để làm dịu cổ họng và giảm dần tình trạng ho, khàn tiếng.

Hỗ trợ trị ho mất tiếng bằng tỏi tươi

Tỏi tươi từ lâu đã được xem là một loại kháng sinh tự nhiên nhờ chứa hoạt chất Allicin, giúp tiêu diệt vi khuẩn, giảm viêm nhiễm và làm dịu những tổn thương ở niêm mạc cổ họng. Đặc biệt, tỏi còn giúp long đờm, hỗ trợ làm sạch đường hô hấp và giảm nhanh triệu chứng ho mất tiếng, đau rát cổ họng.

Cách thực hiện

  • Bóc vỏ tỏi, rửa sạch rồi thái thành lát mỏng.

  • Ngậm trực tiếp trong miệng, nhai nhẹ để tiết ra nước cốt và nuốt từ từ.

  • Cách dùng: Thực hiện 1 lần/ngày, liên tục trong 3 ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.

*Lưu ý: Nếu cảm thấy vị tỏi quá nồng, người dùng có thể hấp tỏi với mật ong hoặc nướng tỏi lên để giảm độ hăng mà vẫn giữ nguyên công dụng trị ho. 

Tỏi giúp hỗ trợ long đờm, giảm nhanh triệu chứng ho khàn tiếng

Tỏi giúp hỗ trợ long đờm, giảm nhanh triệu chứng ho khàn tiếng

Hướng dẫn trị ho mất tiếng với combo Thiên Môn Bổ Phổi Premium và viêm ngậm Thiên Môn Bổ Phế Premium

Để nhanh chóng cải thiện tình trạng ho mất tiếng, việc kết hợp sử dụng siro Thiên Môn Bổ Phổi Premium và viên ngậm Thiên Môn Bổ Phế Premium được đánh giá mang lại hiệu quả vượt trội, giúp hỗ trợ làm dịu cổ họng, giảm viêm và phục hồi giọng nói nhanh chóng.

Sự kết hợp của Thiên Môn Bổ Phổi Premium dạng siro và viên ngậm Thiên Môn Bổ Phế Premium mang đến tác động toàn diện:

  • Thiên Môn Bổ Phổi Premium: Hỗ trợ bổ sung dưỡng chất giúp giảm viêm, làm dịu phế quản, hỗ trợ phục hồi giọng nói từ bên trong.

  • Viên ngậm Thiên Môn Bổ Phế Premium: Hỗ trợ giúp làm dịu cơn ho, giảm kích ứng cổ họng tức thì, hỗ trợ kháng khuẩn và giữ ẩm cho thanh quản.

Cách sử dụng hiệu quả

Bước 1: Sử dụng siro Thiên Môn Bổ Phổi Premium

  • Trẻ em từ 6 - 14 tuổi: Uống 20ml/lần, ngày 2 lần.

  • Trẻ em từ 14 tuổi trở lên và người lớn: Uống 20ml/lần, ngày 3 lần.

  • Uống sau bữa ăn để cơ thể hấp thu tốt hơn.

  • Kiên trì sử dụng ít nhất 5 – 7 ngày để cải thiện rõ rệt tình trạng ho mất tiếng.

Bước 2: Ngậm viên Thiên Môn Bổ Phế Premium

  • Trẻ em trên 6 tuổi: Ngậm 1 viên/lần x 3 lần/ngày.

  • Người lớn: Ngậm 1 viên/lần x 4-5 lần/ngày.

  • Khi cảm thấy cổ họng đau rát, khô hoặc mất tiếng, hãy ngậm ngay 1 viên.

  • Ngậm chậm để dưỡng chất thẩm thấu vào niêm mạc họng.

*Lưu ý: Sản phẩm không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc trị bệnh. Hiệu quả của sản phẩm còn phụ thuộc vào cơ địa của từng người.

Combo Thiên môn bổ phổi Premium và viêm ngậm - Giải pháp trị ho mất tiếng hiệu quả

Combo Thiên môn bổ phổi Premium và viêm ngậm - Giải pháp trị ho mất tiếng hiệu quả

Những lưu ý khi điều trị ho mất tiếng cần biết

Trong khi khi điều trị ho mất tiếng, mọi người cần lưu ý một số điểm sau:

  • Giữ ấm vùng cổ: Đặc biệt trong thời tiết lạnh hoặc khi sử dụng điều hòa, mọi người nên quàng khăn hoặc mặc áo cổ cao để tránh hơi lạnh làm khô rát cổ họng.

  • Hạn chế nói to, la hét: Khi thanh quản bị kích thích và viêm, việc cố nói chuyện lớn có thể làm tổn thương dây thanh âm nghiêm trọng hơn. Hãy nói nhẹ nhàng và nghỉ ngơi giọng nói khi cần.

  • Súc miệng bằng nước muối: Thực hiện súc miệng bằng nước muối ấm 2 - 3 lần/ngày để sát khuẩn, giúp làm dịu cổ họng và giảm viêm.

  • Uống nhiều nước ấm: Nước giúp làm loãng đờm và giữ ẩm cho cổ họng, hạn chế tình trạng khô rát và khó chịu. Mỗi ngày nên uống đủ 2 - 2,5 lít nước, có thể bổ sung thêm nước ép trái cây giàu vitamin C như cam, chanh để tăng cường sức đề kháng.

  • Tránh đồ cay, nóng, nhiều dầu mỡ: Thức ăn cay nóng có thể kích thích niêm mạc họng, làm tình trạng viêm nặng hơn. Đồ chiên xào nhiều dầu mỡ cũng dễ gây tăng tiết dịch nhầy, làm cổ họng khó chịu hơn.

  • Bổ sung thực phẩm tốt cho hệ hô hấp: Các loại thực phẩm giàu vitamin A, C và kẽm như rau xanh, trái cây, cá, trứng, sữa sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch và hỗ trợ phục hồi dây thanh âm nhanh chóng.

  • Không hút thuốc lá và tránh khói thuốc: Khói thuốc chứa nhiều chất độc hại làm tổn thương đường hô hấp và khiến tình trạng ho mất tiếng kéo dài hơn.

  • Hạn chế tiếp xúc với môi trường ô nhiễm: Khói bụi, hóa chất, chất thải công nghiệp có thể làm cổ họng dễ bị kích ứng hơn. Khi ra đường, mọi người nên đeo khẩu trang để bảo vệ hệ hô hấp.

  • Xông hơi bằng thảo dược: Sử dụng lá bạc hà, lá tía tô hoặc tinh dầu tràm để xông hơi có thể giúp làm thông thoáng đường thở, giảm ho và làm dịu cổ họng.

  • Nếu sau 5 – 7 ngày áp dụng các biện pháp trên mà tình trạng ho mất tiếng không cải thiện, hoặc có dấu hiệu nặng hơn như khó thở, đau họng dữ dội, sốt cao, hãy đi khám bác sĩ để được kiểm tra và có hướng điều trị phù hợp.

Bài viết trên, Titafa.com đã giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc bị ho mất tiếng phải làm sao và gợi ý cách khắc phục hiệu quả. Để đảm bảo an toàn, mọi người nên tham khảo thêm ý kiến của dược sĩ/bác sĩ để có hướng khắc phục đúng. Nếu còn điều gì thắc mắc, hãy liên hệ tới hotline 1900 2163 để được dược sĩ tại Titafa hỗ trợ thêm nhé.