Tập thể dục trong thai kỳ
Trong khi mang thai, tập thể dục có thể giúp:
Bên cạnh đó tập thể dục thường xuyên trong thai kỳ còn giúp bạn:
Mặc dù tập thể dục được khuyến cáo tốt cho mẹ và cả bé, những có một số trường hợp không được khuyến cáo vận động mạnh cũng như tập thể dục khi mang thai như:
Tập thể dục trong thai kỳ
Đối với hầu hết phụ nữ mang thai, tập thể dục được khuyến cáo nên duy trì trung bình ít nhất 30 phút mỗi ngày.
Có rất nhiều mẹ bầu đã có thói quen tập thể dục trước khi mang thai, điều này hoàn toàn vẫn có thể tiếp tục trong thai kỳ và bạn chỉ cần điều chỉnh lại những bài tập cũng như thời lượng được khuyến cáo để tránh ảnh hưởng đến em bé. Và đặc biệt những bài tập giúp bạn cảm thấy thoải mái, không quá sức là được.
Tuy nhiên, nếu bạn chưa bao giờ tập thể dục thường xuyên trước đây, bạn có thể bắt đầu bằng những bài tập đơn giản như: Đi bộ được xem là bài tập tuyệt vời cho những người mới bắt đầu, đi bộ giúp điều hòa hơi thở giảm mức độ căng thẳng lên các khớp. Bên cạnh đi bộ, các mẹ còn có thể lựa chọn các môn thể thao khác như bơi lội, thể dục nhịp điệu nhẹ nhàng ở mức độ tương đối thấp.
Và bạn có thể bắt đầu ít nhất với 10 phút tập thể dục mỗi ngày sau đó bạn có thể nâng lên 15 phút, 20 phút,… cho đến khi bạn được ít nhất 30 phút mỗi ngày.
Tuy rằng tập thể dục rất hữu ích trong thai kỳ nhưng không phải bài tập nào bạn cũng được luyện tập. Vì vậy bạn cần tham khảo với các chuyên gia về những bài tập và những môn thể thao nào nên tránh để không ảnh ưởng đến sức khỏe của mẹ và em bé. Và các bài tập được khuyến cáo nên tránh như:
Đặc biệt nếu bạn cảm thấy đau đầu, mệt mỏi hặc buồn nôn khó chịu khi tập luyện thì bạn hãy ngưng lại và điều hòa các bài tập với mức độ thấp hơn hoặc đổi qua các môn thể thao khác nhẹ nhàng hơn. Và ngừng ngay việc tập thể dục và liên hệ với bác sĩ ngay lập tức nếu bạn có các dấu hiệu như:
Tập thể dục trong thai kỳ
Để duy trì thói quen đều đặn tập thể dục đôi khi là rất đơn giản nhưng cũng lại rất khó duy trì với một số người, vì vậy để duy trì động lực tập thể dục mỗi ngày, bạn có thể:
Bạn không cần phải tham gia ở một phòng tập thể dục hoặc đầu tư những bộ quần áo tập luyện đắt tiền, bạn chỉ cần tập di chuyển như đi bộ hàng ngày quanh khu phố hoặc đi bộ qua cửa hàng tạp hóa một vài lần, đi cầu thang bộ thay vì đi thang máy.
Tập thể dục sẽ thấy vui hơn và thú vị hơn nếu bạn có một người bạn đồng hành để có thể trao đổi, trò chuyện với nhau.
Nhiều trung tâm thể dục và bệnh viện thường có các lớp học dành riêng cho mẹ bầu như yoga trước khi sinh. Bạn hãy thử đăng ký tham gia biết đâu bạn lại thích luôn ấy chứ.
Lắng nghe cơ thể là việc làm quan trọng, bạn hãy để ý cũng như quan sát tất cả các hấu hiệu cũng như hiện tượng xoay quanh việc tập thể dục của bạn để kịp thời trao đổi với bác sĩ hoặc chuyên gia khi gặp vấn đề về cơ thể.
Tóm lại, tập thể dục thường xuyên và đều đặn sẽ giúp bạn xây dựng một thể chất khỏe mạnh để sắp bước vào thời kỳ vượt cạn phía trước. Chúc bạn có một thai kỳ khỏe mạnh nhé!
Tham khảo
webmd.com/baby/exercise-during-pregnancy#1
mayoclinic.org/healthy-lifestyle/pregnancy-week-by-week/in-depth/pregnancy-and-exercise/art-20046896
Ho khó thở là một triệu chứng thường gặp, có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm bệnh hô hấp, dị ứng hoặc các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn.
Giấc ngủ đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe thể chất và tinh thần, được xem là giai đoạn “chữa lành” của con người. Tuy nhiên, nhiều người thường xuyên bị ảnh hưởng bởi...
Ho đờm xanh thường là dấu hiệu của nhiễm trùng đường hô hấp, do vi khuẩn hoặc virus gây ra.
Ho khi nào cần nhập viện? Đừng chủ quan với ho kéo dài, ho ra máu hay kèm khó thở. Tìm hiểu ngay dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm và cách xử lý an toàn.
Ngứa cổ họng ho nhiều ban đêm không chỉ gây khó chịu, ảnh hưởng giấc ngủ mà còn có thể là dấu hiệu của các vấn đề hô hấp.