Thông tin sức khỏe

Những loại thực phẩm vàng dành cho người thiếu sắt

Thiếu máu do thiếu sắt là một loại thiếu máu phổ biến khi cơ thể không cung cấp đủ sắt hoặc vì lý do bệnh tật nào đó dẫn đến thiếu máu do thiếu sắt. Thiếu máu nhẹ thường không gây ra biến chứng nhưng nếu không kịp thời có thể dẫn đến các vấn đề về sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống hàng ngày. Vậy chế độ dinh dưỡng và bổ sung thực phẩm nào dành cho người thiếu máu do thiếu sắt, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Trước tiên, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu thiếu máu do thiếu sắt là gì?

Thiếu máu do thiếu sắt

Thiếu máu do thiếu sắt

Thiếu máu do thiếu sắt là một loại thiếu máu phổ biến, đây là tình trạng máu thiếu các tế bào hồng cầu khỏe mạnh, mà các tế bào hồng cầu này mang oxy đến các mô của cơ thể.

Thiếu máu do thiếu sắt là do không đủ sắt, cơ thể không thể sản xuất đủ tế bào hồng cầu giúp vận chuyển oxy (hemoglobin), kết quả là thiếu máu do thiếu sắt có thể dẫn đến tình trạng mệt mỏi và khó thở.

Triệu chứng thiếu máu do thiếu sắt

Ban đầu, thiếu máu do thiếu sắt có thể nhẹ và thường không được chú ý đến, nhưng khi cơ thể ngày càng thiếu sắt và tình trạng thiếu máu ngày càng trầm trọng thì có thể sẽ gặp:

  • Người mệt mỏi
  • Da xanh, nhợt nhạt, thiếu sức sống
  • Đau ngực, tim đập nhanh hoặc khó thở
  • Nhức đầu, chóng mặt hoặc choáng váng
  • Tay chân lạnh, móng tay hoặc móng chân dễ gãy
  • Kém ăn hoặc lười ăn

Triệu chứng thiếu máu do thiếu sắt

Nguyên nhân thiếu máu do thiếu sắt

Thiếu máu do thiếu sắt có thể do nhiều nguyên nhân như:

  • Mất máu: Máu chứ sắt trong các tế bào hồng cầu, nếu bạn bị mất máu thì sẽ mất một lượng sắt. Phụ nữ trong kỳ kinh nguyệt có nguy cơ bị thiếu máu do thiếu sắt, tình trạng viêm loét dạ dày tá tràng, ung thư đại trực tràng, xuất huyết tiêu hóa do sử dụng thuốc giảm đau Nsaid có thể gây mất máu chậm, mãn tính trong cơ thể cũng là một trong những nguyên nhân gây thiếu máu do thiếu sắt.
  • Thiếu sắt trong chế độ ăn uống: Cơ thể của bạn thường xuyên nhận được sắt từ thực phẩm bạn ăn. Nếu bạn tiêu thụ quá ít chất sắt, theo thời gian, cơ thể bạn có thể bị thiếu sắt. Ví dụ về thực phẩm giàu chất sắt bao gồm thịt, trứng, rau lá xanh và thực phẩm tăng cường chất sắt. Để tăng trưởng và phát triển thích hợp, trẻ sơ sinh và trẻ em cũng cần cung cấp sắt thông qua chế độ ăn uống.
  • Không có khả năng hấp thụ sắt: Sắt từ thức ăn được hấp thụ vào máu trong ruột non của bạn. Rối loạn đường ruột, chẳng hạn như bệnh celiac, ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng từ thức ăn đã tiêu hóa của ruột, có thể dẫn đến thiếu máu do thiếu sắt. Nếu một phần ruột non của bạn đã được phẫu thuật cắt bỏ hoặc cắt bỏ, điều đó có thể ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ sắt và các chất dinh dưỡng khác của bạn.
  • Thai kỳ: Nếu không bổ sung sắt, thiếu máu do thiếu sắt xảy ra ở nhiều phụ nữ mang thai vì dự trữ sắt cần để phục vụ lượng máu tăng lên cũng như là nguồn cung cấp hemoglobin cho thai nhi đang phát triển.

Thiếu máu thai kỳ

Ai dễ gặp phải thiếu máu do thiếu sắt

  • Phụ nữ: Phụ nữ nói chung có nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt cao, đặc biệt trong giai đoạn hành kinh hoặc trong giai đoạn mang thai.
  • Trẻ sơ sinh và trẻ em: Trẻ sơ sinh, đặc biệt là những trẻ nhẹ cân hoặc sinh non, không được cung cấp đủ chất sắt từ sữa mẹ hoặc sữa công thức có thể có nguy cơ bị thiếu sắt. Trẻ em cần thêm sắt trong thời kỳ tăng trưởng. Nếu bé không có chế độ ăn uống lành mạnh và đa dạng, trẻ có thể có nguy cơ bị thiếu máu.
  • Những người ăn chay: Những người không ăn thịt có thể có nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt cao hơn nếu họ không cung cấp đủ các thực phẩm giàu chất sắt khác.
  • Người hiến máu thường xuyên: Những người thường xuyên hiến máu có thể tăng nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt vì hiến máu có thể làm cạn kiệt nguồn sắt dữ trữ.

Thiếu máu do thiếu sắt có nguy hiểm không?

Thiếu máu do thiếu sắt nhẹ thường không gây ra biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu không được điều trị, thiếu máu do thiếu sắt có thể trở nên trầm trọng và dẫn đến các vấn đề sức khỏe như:

  • Vấn đề tim mạch: Thiếu máu do thiếu sắt có thể dẫn đến nhịp tim nhanh hoặc không đều. Tim của bạn phải bơm máu nhiều hơn để bù đắp lượng oxy thiếu trong máu khi bạn bị thiếu máu. Điều này có thể dẫn đến tim to hoặc suy tim.
  • Khi mang thai: Ở phụ nữ mang thai, thiếu máu do thiếu sắt nghiêm trọng có liên quan đến sinh non và trẻ sơ sinh nhẹ cân. Nhưng tình trạng này có thể ngăn ngừa được ở những phụ nữ mang thai được bổ sung sắt như một phần của quá trình chăm sóc trước khi sinh.
  • Ở trẻ sơ sinh và trẻ em: Thiếu sắt nghiêm trọng có thể dẫn đến thiếu máu cũng như chậm tăng trưởng và phát triển. Ngoài ra, thiếu máu do thiếu sắt làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng ở bé.

Thiếu máu do thiếu sắt hoàn toàn có thể khắc phục được thông qua chế độ dinh dưỡng hàng ngày cùng với những thực phẩm giàu sắt.

Những loại thực phẩm vàng dành cho người thiếu máu do thiếu sắt

Bạn có thể giảm nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt bằng cách chọn thực phẩm giàu chất sắt như:

Rau xanh

Rau xanh

Rau xanh đặc biệt là những loại rau sẫm màu là một trong những nguồn cung cấp sắt tốt nhấ. Các loại rau xanh như: Rau bina, cải xoăn,…Rau xanh là nguồn cung cấp sắt tốt, tuy nhiên có một số loại rau như rau bina hoặc cải xoăn có chứa nhiều oxalat, oxalat này khi dùng chung với sắt có thể ngăn cản sự hấp thu của sắt vào cơ thể. Vì vậy, để tăng cường việc hấp thu sắt bạn nên bổ sung các thực phẩm giàu vitamin C như cam, ớt đỏ và dâu tây để làm tăng hấp thu sắt vào trong cơ thể.

Thịt và gia cầm

Thịt hoặc gia cầm cũng là một nguồn cung cấp sắt tôt cho cơ thể.

Gan hoặc nội tạng động vật

Nhiều người thường né tránh các loại thịt nội tạng, nhưng không thể phủ nhận gan là loại nội tạng rất giàu sắt và folate, đồng thời tim, cật hay lưỡi bò cũng là một trong những loại nội tạng chứa nhiều sắt cho cơ thể.

Hải sản

Hải sản

Các loại hải sản như hàu, nghêu, sò điệp, cua, tôm hay các loại cá đều rất giàu sắt. Trong đó, cá có hàm lượng sắt tốt nhất như cá ngừ, cá thu, cá nục, cá rô tươi, cá hồi tươi,…

Đậu và các loại hạt

Đậu và các loại hạt là nguồn cung cấp sắt tốt không chỉ cho những người ăn thịt và cả những người ăn chay. Một số loại đậu giàu sắt như đậu xanh, đậu nành, đậu đen, đậu Hà Lan,…

Và các loại hạt không thể không kể đến như hạt bí ngô, hạt điều, hạt hạnh nhân,…

Đậu và các loại hạt

Mặc dù những thực phẩm trên cung cấp nhiều sắt cho cơ thể, tuy nhiên nếu không biết cách sử dụng cũng như chế biến cũng sẽ làm giảm hàm lượng của sắt và lượng sắt được hấp thu vào cơ thể không nhiều. Vì vậy, khi sử dụng những thực phẩm giàu sắt thì không nên ăn cùng lúc với những thực phẩm giàu canxi như sữa bò, sữa chua, phô mai, đậu hũ,… và các thực phẩm hoặc đồ uống ngăn cản sự hấp thu sắt như cà phê, trà,…

Mặc dù bổ sung thực phẩm giàu sắt vào chế độ ăn uống hàng ngày có thể giúp tăng nồng độ của sắt trong máu, tuy nhiên để đạt được trạng thái cân bằng khỏe mạnh, chúng ta cũng nên bổ sung sắt thông qua các viên uống bổ sắt như Viên bổ sắt A-FEVIT.

Viên bổ sắt A-FEVIT công thức với sự kết hợp hoàn hảo của AB-Fortis Microencapsulated iron (Sắt Sacarat), Orafti P95, Vitamin B6, Acid Folic, Vitamin B12 giúp bổ sung sắt và acid folic cho cơ thể, hỗ trợ tạo hồng cầu và hạn chế tình trạng thiếu máu do thiếu sắt.

Viên bổ sắt A-FEVIT

Viên bổ sắt A-FEVIT được bào chế ở dạng vi nang, được bao phủ Gelatin Calcium Aginate sẽ giúp giải phóng iron ở ruột non, dễ dàng hấp thu vào máu, sinh khả dụng cao và không gây kích ứng đường tiêu hóa, không gây buồn buôn, không táo bón.

Sản phẩm hiện tại đang có mặt tại khắp các Nhà thuốc và Quầy thuốc trên toàn quốc. Liên hệ hotline 1900 2163 để nghe Dược sĩ tư vấn và liên hệ tìm điểm bán gần bạn nhất nhé!

Tham khảo

mayoclinic.org/diseases-conditions/iron-deficiency-anemia/symptoms-causes/syc-20355034

healthline.com/health/best-diet-plan-for-anemia

medicalnewstoday.com/articles/322336