Vậy, tình trạng bị ho, khó thở về đêm là bệnh gì và làm thế nào để lấy lại giấc ngủ ngon? Mời mọi người cùng Titafa tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây nhé!
Suy tim làm giảm khả năng bơm máu của tim, dẫn đến ứ dịch ở phổi (phù phổi). Khi mọi người nằm nghỉ, dịch có xu hướng di chuyển lên phổi nhiều hơn do trọng lực, gây khó thở. Nghiên cứu trên Journal of the American College of Cardiology (2019) cho thấy, 60-70% người bệnh suy tim xuất hiện triệu chứng PND hoặc ho khan khi nằm.
Triệu chứng ho khó thở khi nằm do bị suy tim
Dấu hiệu khác nhận biết: Ho khan kèm theo bọt màu hồng, phù mắt cá chân và cẳng chân, mệt mỏi, tim đập nhanh hoặc không đều, khó thở khi gắng sức.
Nguyên nhân chính khiến mọi người bị ho, khó thở về đêm chính là do các bệnh lý đường hô hấp. Trong số đó, phổ biến nhất chính là 4 căn bệnh dưới đây:
Ho gà: Ho gà gây ra những cơn ho kịch phát dữ dội, kéo dài và trở nặng vào ban đêm. Các dấu hiệu khác để mọi người nhận biết ho gà là khó thở, thở rít sau cơn ho kèm sổ mũi, sốt nhẹ.
COPD: COPD gây tắc nghẽn đường thở do viêm mạn tính và phá hủy phế nang, làm người bệnh khó thở, ho có đờm. Theo WHO, COPD ảnh hưởng đến 251 triệu người toàn cầu (2016) và là nguyên nhân thứ 3 gây tử vong.
Viêm phổi: Viêm phổi do vi khuẩn, virus hoặc nấm gây tổn thương phế nang, dẫn đến ho (thường có đờm) và khó thở. Trong phổi tích tụ dịch nhầy sẽ làm người bệnh bị khó thở khi nằm xuống.
Viêm phế quản mạn tính: Viêm phế quản mạn tính (một dạng của COPD) gây tăng tiết đờm và viêm đường thở kéo dài. Ho có đờm kéo dài ít nhất 3 tháng mỗi năm trong 2 năm liên tiếp, thở khò khè, mệt mỏi.
Ngoài những nguyên nhân trên, triệu chứng ho khó thở về đêm còn có thể do:
Trào ngược dạ dày thực quản: Acid từ dạ dày trào ngược lên thực quản kích thích đường thở, gây ho, đặc biệt là ho khan và kèm theo cảm giác khó thở.
Dị ứng: Tiếp xúc với các chất gây dị ứng trong phòng ngủ như bụi nhà, lông thú cưng, nấm mốc,... Phản ứng dị ứng của nhiều người đôi khi là mẩn ngứa, đôi khi là ho và khó thở.
Hội chứng chảy dịch mũi sau: Dịch nhầy từ mũi và xoang chảy xuống cổ họng gây kích ứng và dẫn đến ho, đặc biệt là khi nằm.
Các bệnh lý khác khiến mọi người bị ho, khó thở về đêm
Nguyên nhân gây ra triệu chứng ho, khó thở về đêm không hề nhẹ và ảnh hưởng đến tính mạng của người bệnh. Ngay cả khi các triệu chứng không quá nghiêm trọng nhưng kéo dài hoặc tái phát thường xuyên, mọi người vẫn nên đi khám. Ngoài ra, đừng chần chừ đến bệnh viện hoặc gọi cấp cứu ngay lập tức nếu người bệnh có các dấu hiệu:
Khó thở dữ dội, có cảm giác hụt hơi nghiêm trọng, thở nông, thở nhanh, phải gắng sức để thở, không thể nói hết câu.
Cảm giác đau thắt, đè nặng hoặc khó chịu ở ngực, đặc biệt nếu cơn đau lan ra cánh tay trái, vai, cổ hoặc hàm.
Ho ra máu.
Thở khò khè hoặc có tiếng rít khi thở kéo dài.
Da, môi hoặc móng tay chuyển sang màu xanh tái (tím tái) do thiếu oxy nghiêm trọng trong máu.
Sốt trên 38.5°C đi kèm với ho khó thở.
Cảm giác tim đập nhanh, bỏ nhịp hoặc rung rinh.
Phù nề ở chân, mắt cá chân hoặc bụng xuất hiện đột ngột.
Có tiền sử bệnh tim, phổi, hen suyễn nặng hoặc các bệnh lý mạn tính khác.
Nguyên nhân gây ho về đêm không hoàn toàn do phổi yếu. Các căn bệnh như trào ngược dạ dày thực quản (GERD), dị ứng, hội chứng chảy dịch mũi sau, duy tim, phản ứng thuốc,... đều có thể gây ho về đêm. Vậy nên, để xác định nguyên nhân chính xác, mọi người phải đến bác sĩ thăm khám.
Ho về đêm không hoàn toàn do phổi yếu
Khó thở ban đêm khi mang thai không hoàn toàn do bệnh lý, mà có thể là dấu hiệu khi mang thai từ tam cá nguyệt thứ 2. Bởi vì em bé đã lớn, tử cung ngày càng lớn chèn ép lên cơ hoành, làm giảm không gian giãn nở của phổi nên mẹ thấy khó thở. Ngoài ra, có 2 nguyên nhân không phổ thông nhưng cũng gây nên hiện tượng khó thở về đêm cho bà bầu:
Hormone progesterone tăng cao trong thai kỳ kích thích trung tâm hô hấp, khiến mẹ bầu thở nhanh và sâu hơn.
Cơ thể thai phụ cần cung cấp máu cho cả mẹ và bé, vậy nên lưu lượng máu tim cần cơm tăng, gây cảm giác khó thở.
Tuy nhiên, nếu không xác định được chính xác nguyên nhân gây khó thở, tốt nhất các mẹ nên đến thăm khám kỹ lưỡng. Bởi vì cũng có nhiều bệnh lý tiềm ẩn như hen suyễn, tim mạch hoặc tiền sản giật gây nguy hiểm cho mẹ và bé.
Nhiều phụ huynh thắc mắc, liệu trẻ bị khó thở về đêm có nguy hiểm không? Độ nguy hiểm sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng. Tiếng khò khè là âm thanh bất thường phát ra khi trẻ thở, cảnh báo đường thở bị hẹp hoặc có chất nhầy. Hiện tượng bé thở khò khè về đêm gây nguy hiểm khi:
Viêm tiểu phế quản: Thường gặp ở trẻ dưới 2 tuổi, gây khó thở, thở nhanh, rút lõm lồng ngực và khò khè.
Hen suyễn: Các cơn hen thường nặng hơn vào ban đêm, nếu phụ huynh không phát triển và điều trị sớm sẽ rất nguy hiểm.
Viêm thanh quản: Gây khàn tiếng, ho ông ổng và có thể có tiếng rít khi hít vào, nguy hiểm cho trẻ từ 2 tuổi trở xuống.
Dị vật đường thở: Đặc biệt nguy hiểm nếu trẻ đột ngột khò khè và khó thở sau khi ăn hoặc chơi với các vật nhỏ.
Trẻ nhỏ khò khè về đêm phụ huynh cần chú ý
Tuyệt đối không nên tự ý dùng thuốc ngủ khi bị khó thở về đêm nếu không có chỉ định của bác sĩ. Thuốc ngủ có thể làm chậm nhịp thở và giảm phản xạ ho. Nếu mọi người bị suy tim, hen suyễn nặng hoặc COPD, dùng thuốc ngủ che giấu các triệu chứng thực sự, làm chậm trễ việc chẩn đoán và điều trị. Ngoài ra, nếu chìm vào giấc ngủ, mọi người sẽ khó kiểm soát nếu tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn.
Vậy ho, khó thở phải làm sao? Nhiều người đã gặp vấn đề này và lựa chọn Thiên Môn Bổ Phổi Premium. Sản phẩm hỗ trợ giảm ho, bổ phổi, giúp mọi người không còn bức bối vì những cơn ho khi đêm về. Sản phẩm được công ty Cổ phần Titafa nghiên cứu và bào chế dựa trên các bài thuốc giảm ho trong dân gian.
Thiên Môn Bổ Phổi Premium được đóng gói thành chai siro 280ml và chai 120ml dành riêng cho trẻ em. Bảng thành phần 100% từ tự nhiên, chứa 13 loại thảo dược hữu ích, quen thuộc gồm:
Húng Chanh: Kinh nghiệm dân gian cho thấy Húng Chanh có tính ấm, vị cay, không độc, có khả năng phát tán phong hàn, sát khuẩn, tiêu đờm,...
Mạch Môn Đông: Công dụng dưỡng âm, bổ phổi, thanh nhiệt và giảm ho, đặc biệt là ho khan.
Chiết xuất Lá Thường Xuân: Đặc tính long đờm, tiêu đờm và chống co thắt phế quản, một nghiên cứu 2020 đã chỉ ra, chiết xuất lá Thường Xuân có thể cải thiện các rối loạn giấc ngủ liên quan đến ho.
AP-Bio (Chiết xuất Xuyên Tâm Liên): Thành phần độc quyền đã được kiểm nghiệm lâm sàng, chứng minh hiệu quả trong hỗ trợ giảm 9 triệu chứng cảm lạnh thông thường, trong đó có ho khó thở.
Các thành phần khác: Gừng, Thiên Môn Đông, Tang Bạch Bì, Actiso, Trần Bì, Lá Hen, Bách Bộ,...
Thiên Môn Bổ Phổi Premium - Hỗ trợ giảm ho về đêm hiệu quả
Lưu ý: Thiên Môn Bổ Phổi Premium không phải thuốc nên không có tác dụng thay thế thuốc điều trị bệnh.
Thiên Môn Bổ Phổi Premium đã được cấp phép lưu hành bởi Cục An toàn Thực phẩm – Bộ Y tế Việt Nam. Siro ho không chứa đường, phù hợp sử dụng cho người ăn kiêng, tiểu đường, trẻ em từ 6 tuổi trở lên và người lớn. Để mua hàng, mọi người có thể liên hệ qua 1 trong những cách:
Website: Titafa.com
Hotline: 1900 2163
Qua bài viết trên, khách hàng đã giải đáp thắc mắc bị ho, khó thở về đêm là bệnh gì. Mọi người cũng có thể liên hệ với dược sĩ Titafa qua số 1900 2163 để được hỗ trợ, tìm hiểu thêm nhiều mẹo trị ho hiệu quả!
Kẹo Ngậm Thiên Môn 400 Premium Bổ Phổi là sản phẩm đang được nhiều người quan tâm nhờ công dụng hỗ trợ giảm ho, đờm và bổ phổi từ các loại thảo dược tự nhiên.
Viên ngậm Thiên Môn 400 Bổ Phổi Premium bán ở đâu chính hãng, giá tốt? Xem ngay địa chỉ uy tín và cách mua hàng tiện lợi tại Titafa.
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại viên ngậm hỗ trợ giảm ho, làm dịu cổ họng và bảo vệ đường hô hấp.
Uống siro ho xong có nên uống nước không? Tìm hiểu khuyến cáo từ chuyên gia và cách dùng siro ho đúng để tăng hiệu quả hỗ trợ giảm ho, long đờm.
Thiên Môn Bổ Phổi Premium dạng siro ra mắt đã nhận được lời khen và sự công nhận của nhiều khách hàng.