Thông tin sức khỏe

Vai trò của sắt đối với người chơi thể thao

Sắt là một trong những dưỡng chất quan trọng đối với những người chơi thể thao, đặc biệt đối với vận động viên nữ. Sắt giúp cơ thể chuyển hóa cacbohydrat dễ dàng, đây là thành phần chủ yếu được tiêu hao trong quá trình luyện tập với cường độ cao. Vì vậy, nếu thiếu sắt thì thể lực của người chơi thể thao không duy trì được lâu và khả năng phục hồi khi bị chấn thương cũng kém đi.

Vai trò của sắt đối với người chơi thể thao

Sắt là thành phần của hemoglobin được tìm thấy trong các tế bào hồng cầu giúp vận chuyển oxy đến tất cả các tế bào trong cơ thể. Trong đó, bộ não cũng phụ thuộc vào sự vận chuyển của oxy, nếu không có đủ sắt, bạn sẽ khó tập trung, mệt mỏi và hay cáu gắt. Sắt cũng cần để duy trì một hệ miễn dịch khỏe mạnh. Nếu không có đủ sắt, bạn có thể sẽ dễ bị nhiễm trùng hơn.

Vai trò của sắt đối với người chơi thể thao

Ngoài ra, sắt còn là thành phần quan trọng của các enzym cytochrome có vai trò sản xuất năng lượng, giúp duy trì dộ ổn định thể lực, hạn chế quá trình tiêu hao năng lượng. Nếu thiếu sắt, đặc biệt những người chơi thể thao sẽ khó duy trì thể lực ổn định lâu dài cũng như khả năng phục hồi kém đi khi bị chấn thương.

Vì sao người chơi thể thao dễ bị thiếu sắt

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến thiếu sắt ở những người chơi thể thao như:

  • Không cung cấp đủ sắt trong chế độ ăn uống khi những người chơi thể thao chọn chế độ ăn kiêng, hạn chế thịt,…
  • Tăng nhu cầu về sắt, tập luyện thường xuyên sẽ kích thích sự gia tăng sản xuất hồng cầu, đồng thời làm tăng nhu cầu về sắt. Và lượng sắt được luân chuyển cao nhất đối với các vận động viên luyện tập sức bền ở cường độ cao.
  • Mất sắt cao bởi mất máu do chấn thương hoặc đến kỳ kinh nguyệt đối với phụ nữ.

Triệu chứng thiếu máu do thiếu sắt

Các triệu chứng của thiếu sắt do thiếu sắt có thể bao gồm:

Mệt mỏi

Nhịp tim nhanh khi chơi thể thao

Sức lực thấp, chấn thương thường xuyên

Tính tình thay đổi, dễ cáu gắt

Ngoài ra, bạn cũng có thể gặp phải các triệu chứng khác bao gồm như ăn không ngon, tăng tỷ lệ mắc và thời gian bị cảm lạnh và nhiễm trùng.

Triệu chứng thiếu máu do thiếu sắt

Bổ sung sắt cho người chơi thể thao như thế nào?

Theo nghiên cứu, phụ nữ và thanh thiếu niên trung bình cần khoảng 15 mg sắt mỗi ngày, nam giới được khuyến nghị cần khoảng 10 mg. Đối với những người chơi các môn thể thao vận động sức bền thì có thể cần nhiều hơn một chút.

Bạn có thể bổ sung sắt thông qua các thực phẩm có nguồn gốc từ động vật và thực vật, nhưng sắt có nguồn gốc từ động vật sẽ có tỷ lệ hấp thụ khoảng 20 – 30%, trong khi đó sắt có nguồn gốc từ thực vật chỉ có khoảng 10%. Vì vậy, cách để bổ sung sắt hiệu quả và tối ưu, bạn nên tăng cường các thực phẩm từ động vật như thịt nạc đỏ, thịt gia cầm, cá hoặc gan. Hoặc nếu bạn đang trong chế độ kiêng động vật thì bạn cũng có thể bổ sung sắt từ các thực phẩm từ thực vật như các loại đậu, hạt bí ngô, ngũ cốc, cải xoăn, súp lơ,…

Ngoài ra, bạn cũng có thể bổ sung sắt thông qua các viên uống bổ sung sắt. Với công nghệ ưu việt, Viên bổ sắt A-FEVIT được kết hợp từ AB-Fortis, Acid Folic, Vitamin B6, Vitamin B12,  cùng chất xơ hòa tan Orafti P95 sẽ giúp bổ sung sắt và Acid Folic cho cơ thể, hỗ trợ tạo hồng cầu và hạn chế tình trạng thiếu máu do thiếu sắt.

Viên bổ sắt A-FEVIT bổ sung sắt cho người chơi thể thao

Viên bổ sắt A-FEVIT đã và đang trở thành sự lựa chọn hàng đầu bởi Viên bổ sắt A-FEVIT có chứa AB-Fortis là sắt thế hệ III có hàm lượng sắt nguyên tố cao nhất, được bao bọc ở dạng vi nang nên sẽ giải phóng sắt ở ruột non, dễ dàng hấp thu vào máu và sinh khả dụng cao. Đặc biệt, khi bổ sung sắt với viên uống A-FEVIT bạn hoàn toàn an tâm bởi, A-FEVIT không gây kích ứng đường tiêu hóa, không tanh, không gây buồn nôn, không táo bón.

Khi bổ sung sắt từ bất kỳ nguồn nào, thực vật, động vật hay viên bổ sắt bạn có thể kết hợp cùng với các loại thực phẩm giàu vitamin C như cam, quýt,.. để giúp tăng cường hấp thu sắt. Ngoài ra, bạn cũng nên tránh dùng sắt với caffein, canxi, sữa,.. sẽ làm giảm khả năng hấp thu của sắt.

Tóm lại, nếu bạn là một vận động viên hay chơi thể thao vì thành tích, bạn cần quan tâm đến việc bổ sung lượng sẳt chính xác trong chế độ ăn uống của mình. Nếu bạn có những dấu hiệu hay nguy cơ thiếu sắt cao, bạn cần liên hệ với bác sĩ để được tư vấn về nhu cầu khuyến nghị bổ sung sắt như thế nào qua mỗi năm.

Tham khào

https://www.verywellhealth.com/athletes-and-iron-deficiency-3119352
https://www.elliottperformanceandnutrition.com/blog/2017/7/11/iron-and-athletes-part-i-the-role-of-iron-in-athletic-performance
https://jissn.biomedcentral.com/articles/10.1186/s12970-015-0099-2