Đau dạ dày được ví như căn bệnh của thế kỷ và ngày càng trở nên phổ biến hơn với cuộc sống hiện đại, bận rộn hòa cùng với thói quen ăn uống vô độ, khối lượng công việc nhiều khiến bạn thường xuyên căng thẳng, stress kéo dài, bỏ bữa ăn khiến dạ dày ngày càng phải gánh chịu những hậu quả từ những thói quen xấu từ con người gây nên. Ngoài ra bạn cũng có thể thấy một trong những nguyên nhân phổ biến gây tình trạng đau dạ dày như: nhiễm vi khuẩn HP (Helicobacter Pylori), sử dụng thuốc lá, rượu bia và các chất kích thích quá nhiều gây nên tình trạng đau dạ dày nghiêm trọng.
Cách thoát khỏi cơn đau dạ dày
Đau dạ dày không chỉ gây nên tình trạng đau quặng bụng vùng thượng vị hoặc vùng thượng vị chếch sang trái mà đôi khi còn có thể kèm theo buồn nôn, đầy hơi, khó tiêu hay ợ chua khiến cơ thể bạn luôn trong trạng thái mệt mỏi, chán ăn, nếu để chuyển biến nặng khiến dạ dày chảy máu gây nên tình trạng xuất huyết tiêu hóa thì rất nguy hiểm đến tính mạng. Vì vậy việc phát hiện sớm kết hợp với chế độ điều trị và chăm sóc sức khỏe theo thời khuyên của bác sĩ là hết sức cần thiết để duy trì một sức khỏe sung mãn không bệnh tật. Và thấu hiểu được những cơn đau dạ dày dữ dội, các bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa có mách nhỏ bạn những mẹo vặt dưới đây giúp giảm nguy cơ và hạn chế tình trạng đau dạ dày như:
Nếu bạn thường xuyên đối mặt với các vấn đề về dạ dày như đầy hơi thì hãy thử dùng sữa chua. Những men vi sinh có trong sữa chua sẽ góp phần làm cho đường ruột, hệ tiêu hóa của bạn luôn trong trạng thái khỏe mạnh và giữ cho hệ tiêu hóa của bạn luôn hoạt động tốt.
Ăn sữa chua giúp giảm đau dạ dày
Đôi khi đau dạ dày cũng có thể gây ra những cơn đau khác như ợ chua, kích thích thực quản, cảm giác như bỏng hoặc căng tức do tình trạng trào ngược từ dạ dày lên thực quản. Để khắc phục tình trạng này tại nhà bạn có thể uống sữa, vì sữa trong trường hợp này sẽ giúp trung hòa axit do dạ dày tạo ra và giảm được tình trạng ợ chua, nóng rát thực quản. Theo Jeffry A. Katz, bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa tại Trung tâm Y tế Bệnh viện Đại học ở Cleveland cho biết: “Khi tôi bị ợ nóng , tôi uống một ly sữa”. Ông nói: “Sữa trung hòa axit do dạ dày tạo ra”.
Thức ăn cay là thủ phạm phổ biến của trào ngược axit, cũng như ăn quá nhiều hoặc quá nhanh khiến bạn luôn cảm thấy bỏng rát và khó chịu ở bụng. Những tình trạng này thường xảy ra vào ban đêm, khi bạn ở tư thế nằm, lúc này axit từ dạ dày đến thực quản và cổ họng gây ra chứng ợ nóng, đau họng và ho từng cơn. Vì vậy hạn chế hoặc tránh những thực phẩm hoặc gia vị cay sẽ góp phần giúp dạ dày của bạn ổn định và tránh những cơn đau dữ dội về đêm.
Gừng được xem là một phương pháp chữa bệnh đơn giản và có lịch sử lâu đời được sử dụng thành công như một phương pháp chữa trị chứng đau dạ dày. Nguyên nhân khiến Gừng hoạt động tốt cho tiêu hóa chưa bao giờ được xác định chính xác, nhưng một số người nói rằng nó đẩy nhanh tốc độ thức ăn di chuyển vào ruột non từ dạ dày. Charlene Prather, MD, phó giáo sư về tiêu hóa tại Trường Y Đại học Saint Louis có nói: “Khi tôi ăn quá nhiều và tôi cảm thấy buồn nôn, lúc này uống trà Gừng sẽ xoa dịu dạ dày của mình”. Đồng thời nhâm nhi tách trà Gừng không khó để làm với cho vài lát Gừng tươi vào trong nước và thêm một chút mật ong, bạn sẽ cảm thấy thật tuyệt vời khi sử dụng nó.
Nếu bạn thường xuyên cảm thấy đau dạ dày sau khi ăn no, có thể bạn đã ăn quá nhanh, quá nhiều hoặc sai cách. Để khắc phục nhanh chóng tình trạng này, bạn có thể chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ, ăn chậm hơn. Bên cạnh đó, bạn nên chọn những thực phẩm dễ tiêu hóa, hạn chế những thực phẩm nhiều dầu mỡ, chiên xào,… Bạn có thể tăng lượng chất xơ vào chế độ ăn, kết hợp ăn nhiều hoa quả hoặc trái cây, rau quả, ngũ cốc và đậu,… sẽ góp phần hạn chế được tình trạng đau dạ dày sau khi ăn và góp phần duy trì một sức khỏe ổn định cho bạn.
Nhưng có một lưu ý nhỏ khi bạn lựa chọn rau quả là bạn nên tránh sử dụng những loại rau sinh ra khí như măng tây, bông cải xanh,.. vì những thực phẩm này góp phần làm cho tình trạng đau dạ dày trở nên trầm trọng hơn.
Ít vận động không những gây nên táo bón mà còn khiến hệ tiêu hóa của bạn hoạt động kém linh hoạt. Vì vậy, bạn nên duy trì thói quen tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày, kết hợp bổ sung đủ nước sẽ góp phần hạn chế những cơn đau do dạ dày gây nên.
FODMAP là viết tắt của “oligosaccharides, disaccharides, monosaccharides và polyols”. Thực phẩm FODMAP là các loại carbohydrate, bao gồm đường dễ gây viêm đường tiêu hoá và kém hấp thu vào ruột. Chế độ ăn FODMAP thấp được chứng minh là có hiệu quả trong việc kiểm soát cơn đau dạ dày và đầy hơi ở những bệnh nhân bị hội chứng ruột kích thích vì nó giúp loại bỏ nhiều thức ăn sinh ra khí.
Tránh nằm ngay sau bữa ăn giúp giảm đau dạ dày
Điều này đặc biệt quan trọng đối với những người dễ bị trào ngược axit. Tiến sĩ Herrera cho biết: “Nằm xuống ngay sau bữa ăn sẽ khiến các chất trong dạ dày di chuyển vào thực quản, dẫn đến cảm giác khó chịu bị đè ép hoặc đau, kèm theo vị đắng”. Vì vậy, ngay sau khi ăn bạn có thể đi bộ nhẹ nhàng và tránh vận động mạnh sau khi ăn.
Trên đây là những biện pháp đơn giản giúp giảm tình trạng đau dạ dày đơn giản tại nhà, nhưng nếu bạn gặp phải các triệu chứng đau dữ dội kết hợp với các vấn đề khác như máu trong phân, chảy máu trực tràng, xanh xao, sụt cân, khó nuốt hoặc nôn mửa nghiêm trọng thì bạn nên đi đến bác sĩ để kiểm tra ngay lập tức. Chúc bạn có một hệ thống tiêu hóa khỏe mạnh!
Nguồn tham khảo
https://www.womenshealthmag.com/health/g19040084/stomach-pain-cures/
Hành tím không chỉ là nguyên liệu quen thuộc trong gian bếp mà còn là một vị thuốc dân gian hỗ trợ điều trị ho.
Trong muôn vàn phương pháp hỗ trợ trị ho bằng nguyên liệu tự nhiên, hạt chanh nổi lên như một lựa chọn được nhiều người truyền tai nhau.
Giá đỗ là những mầm non của các loại đậu như đậu xanh, đậu nành, đậu đỏ, đậu đen,... Theo y học cổ truyền, giá đỗ có tính mát, vị hơi nhạt và có chút hăng, mang lại nhiều lợi ích cho...
Từ lâu, cây dòi đã được sử dụng trong y học cổ truyền như một phương pháp tự nhiên giúp hỗ trợ điều trị ho và các vấn đề liên quan đến đường hô hấp.
Ho là triệu chứng phổ biến, gây khó chịu và ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày.