Thông tin sức khỏe

Bị Ho Lâu Ngày Không Khỏi Có Sao Không? Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị

Không phải ho lúc nào cũng xấu, đôi khi đây là một dấu hiệu tốt vì các dị vật đường hô hấp sẽ bị loại bỏ.

Nhưng nếu mọi người bị ho từ 2 tuần trở lên, không đáp ứng với các liệu pháp điều trị của bác sĩ thì lại là vấn đề nghiêm trọng. Vậy bị ho lâu ngày không khỏi có sao không, Titafa sẽ cùng người bệnh giải đáp trong bài viết dưới đây.

Bị ho lâu ngày không khỏi có sao không?

Ho thực chất là phản xạ tự nhiên của cơ thể để loại bỏ các chất lạ, kích ứng hoặc chất nhầy dư thừa ra khỏi đường thở. Khi có vật lạ xâm nhập vào đường hô hấp, thụ thể sẽ gửi tín hiệu đến não để kích hoạt cơ hoành và các cơ liên sườn co lại, đẩy chất lạ ra ngoài. Tuy nhiên, ho cũng là dấu hiệu phổ biến của các căn bệnh về đường hô hấp. 

Bị ho lâu ngày không khỏi có sao không? 

Bị ho lâu ngày không khỏi có sao không? 

Ho kéo dài là dấu hiệu nhiều người gặp phải, đặc biệt khi giao mùa hoặc khi sức đề kháng cơ thể giảm sút. Tuy nhiên, người bệnh lại chủ quan và cho rằng ho chỉ là triệu chứng cảm cúm thông thường, sẽ tự khỏi. Thực tế, ho kéo dài lại là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nghiêm trọng về đường hô hấp.

Nếu người bệnh bị ho quá 2 tuần và không đáp ứng các phương pháp điều trị của bác sĩ, thì đây là dấu hiệu “bất bình thường”. Tình trạng này cảnh báo các vấn đề nguy hiểm hơn cảm cúm thông thường, mọi người cần đến bác sĩ để thăm khám.

Nguyên nhân làm bạn bị ho lâu ngày không khỏi

Hen suyễn

Hen suyễn là căn bệnh mãn tính của đường thở, gây ra tình trạng viêm nhiễm và co thắt các ống khí quản. Khi bị hen suyễn, mọi người thường xuyên ho, khó thở, đặc biệt là vào ban đêm. Kể cả khi tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng hoặc thời tiết thay đổi, người bệnh cũng sẽ xuất hiện các dấu hiệu bệnh.

Vì hen suyễn là bệnh mãn tính, nên người bệnh chỉ có thể học cách sống chung với nó. Khi phát bệnh, mọi người sẽ bị ho kéo dài trên 2 tuần, những loại thuốc ho thông thường cũng không thể làm thuyên giảm.

Ung thư phổi

Theo nhiều báo cáo, 70% trường hợp bị ung thư phổi có dấu hiệu ho kéo dài không khỏi. Khi bệnh trở nặng hơn, mọi người ho ra máu kèm theo dịch màu hồng, đỏ hoặc nâu (chứa máu trong phổi). Ngoài ra, người bệnh còn có thể gặp các triệu chứng khác như đau ngực, sụt cân, mệt mỏi.

Thuốc ho bình thường cũng không thể làm dịu triệu chứng của ung thư phổi. Nhưng vì các dấu hiệu trên rất dễ bị nhầm với các bệnh về đường hô hấp, vậy nên mọi người thường chủ quan. Các chuyên gia khuyến nghị, nếu mọi người bị ho lâu ngày, đặc biệt có dấu hiệu ho ra máu thì phải đi khám ngay lập tức.

Dấu hiệu của ung thư phổi là ho kéo dài 

Dấu hiệu của ung thư phổi là ho kéo dài 

Cảm lạnh

Cảm lạnh thường xuất hiện khi giao mùa, những ngày trời lạnh mà mọi người không giữ ấm kỹ càng,... Đi kèm với cơn ho, cảm lạnh còn xuất hiện các dấu hiệu khác như sổ mũi, đau họng và sốt. Tuy nhiên, các triệu chứng đi kèm sẽ tự khỏi sau 7-10 ngày. Cơn ho có thể kết thúc muộn hơn, nhưng không vượt quá 1 tuần từ khi khỏi bệnh.

Trào ngược dạ dày

Theo nhiều chuyên gia, 25% người mắc bệnh trào ngược dạ dày sẽ bị ho kéo dài. Bởi vì Axit dạ dày trào ngược lên thực quản, gây kích ứng đường hô hấp và dẫn đến ho khan. Đặc biệt là khi mọi người nằm, axit dễ trào lên thực quản, đường hô hấp co bóp để đẩy dị vật ra ngoài. Chỉ khi người bệnh cải thiện được trào ngược thì ho mới có thể thuyên giảm.

Lao phổi

Lao phổi là căn bệnh dạng truyền nhiễm do một loại vi khuẩn tên Mycobacterium tuberculosis gây ra. Nếu mọi người có đờm trắng hoặc lẫn máu kèm theo cơn ho, khả năng mắc lao phổi rất cao. Ngoài ra, bệnh nhân cũng có các dấu hiệu khác như ho ra máu, sốt về chiều, sụt cân, đổ mồ hôi trộm và thường xuyên mệt mỏi.

Các nguyên nhân bên ngoài

Ngoài các căn bệnh về đường hô hấp, nếu mọi người thường hút thuốc, sống hoặc làm việc ở môi trường ô nhiễm,... cũng dễ bị ho kéo dài. Các bác sĩ cũng cho biết, người bệnh dùng thuốc hạ huyết áp, ức chế men chuyển angiotensin,... cũng sẽ gây ho kéo dài cho đến khi ngừng thuốc.

Hút thuốc cũng là nguyên nhân ho lâu ngày không khỏi 

Hút thuốc cũng là nguyên nhân ho lâu ngày không khỏi 

Cách điều trị tình trạng ho lâu ngày không khỏi

Thăm khám và điều trị theo bác sĩ

Khi bị ho lâu ngày không khỏi, không biết nguyên nhân gây bệnh,... mọi người nên đến gặp bác sĩ để thăm khám. Bác sĩ sẽ xác định chính xác nguyên nhân gây ho thông qua các xét nghiệm X-quang phổi, chụp CT,... Thông qua đó, người bệnh sẽ được phát hiện sớm các căn bệnh nguy hiểm, hoặc tư vấn phác đồ điều trị phù hợp.

Đặc biệt, trong trường hợp bị ho quá 14 ngày mà chưa biết nguyên nhân, người bệnh không được mua thuốc kháng sinh tại nhà. Nếu không dùng đúng cách, bệnh có thể còn diễn biến nguy hiểm hơn.

Cải thiện thói quen ăn uống

Đôi khi, đồ ăn mọi người đang dùng chính là nguyên nhân gây dị ứng ở đường hô hấp. Vậy nên, nếu đang dùng loại thực phẩm nào lạ, người bệnh nên thay đổi và ngừng sử dụng ngay lập tức. Bác sĩ cũng khuyến nghị, chế độ dinh dưỡng của bệnh nhân bị ho dai dẳng cần được bổ sung đầy đủ.

  • Uống nhiều nước ấm để giúp làm loãng đờm, giảm kích ứng cổ họng gây ho.

  • Bổ sung các thực phẩm giàu vitamin C: Cam, quýt, bưởi chứa hàm lượng vitamin C cao, dễ ăn, giúp tăng cường sức đề kháng.

  • Hạn chế đồ cay nóng, thức ăn chiên xào để tránh tình trạng kích ứng niêm mạc dạ dày gây trào ngược và ho.

  • Ăn nhiều rau xanh, trái cây để bổ sung lượng vừa đủ vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể.

Không ăn các loại thực phẩm cay nóng khi đang bị ho 

Không ăn các loại thực phẩm cay nóng khi đang bị ho 

Sử dụng các phương pháp thiên nhiên để giảm ho lâu ngày

Có thể mọi người không tin, nhưng các loại thảo dược tự nhiên dễ tìm tại nhà có công dụng trị ho tốt. Ví dụ như quất, mật ong, gừng, tỏi, húng chanh,...

  • Mật ong: Hòa tan 1 - 2 muỗng canh mật ong vào một cốc nước ấm rồi uống từ từ để làm dịu cổ họng. Mọi người cũng có thể vắt nửa quả chanh vào hoặc pha với gừng, uống khi ăn xong để giảm ho về đêm.

  • Gừng: Trà gừng là sản phẩm được rất nhiều bệnh nhân sử dụng để làm ấm người, giảm ho khi bị cảm lạnh. Mọi người cắt lát gừng tươi, đun sôi với nước khoảng 10 phút rồi thêm mật ong hoặc đường phèn vào để dễ uống. 

  • Tỏi: Người bệnh có thể ăn 1 - 2 tép tỏi sống mỗi ngày hoặc ngâm với rượu và mật ong để uống.

  • Lá húng chanh: Rửa sạch lá húng chanh, hãm với nước sôi trong khoảng 10 phút là mọi người có thể uống trực tiếp. Nếu cảm thấy khó uống, mọi người có thể thêm mật ong hoặc đường.

Thiên Môn Bổ Phổi Premium - Giải pháp hỗ trợ thuyên giảm cơn ho tại nhà

Nếu mọi người đang tìm kiếm một giải pháp an toàn để giảm ho và hoàn toàn tự nhiên, vậy thì không thể bỏ qua Thiên Môn Bổ Phổi Premium. Đây là sản phẩm được bào chế hoàn toàn từ thiên nhiên của công ty Cổ phần Titafa nghiên cứu và sản xuất. Sản phẩm hỗ trợ giảm ho, bổ phổi, giảm đau rát họng được nhiều người tin dùng.

Thiên Môn Bổ Phổi Premium - Giải pháp hỗ trợ thuyên giảm cơn ho tại nhà 

Thiên Môn Bổ Phổi Premium - Giải pháp hỗ trợ thuyên giảm cơn ho tại nhà 

Thiên Môn Bổ Phổi Premium được bào chế từ 13 loại thảo dược hiệu quả như Cao Lá Thường Xuân, Mạch Môn Đông, Húng Chanh, Kinh Giới, Trần Bì, Gừng,... Các loại thảo dược trên đều có tác dụng riêng biệt hỗ trợ giảm ho, long đờm và bảo vệ phổi.

Đặc biệt, Thiên Môn Bổ Phổi Premium có thể dùng được cho trẻ em từ 6 tuổi trở lên. Sản phẩm là dạng siro dễ uống, phù hợp với trẻ em và người lớn tuổi. Hiện tại, Thiên Môn Bổ Phổi Premium đã được Bộ Y Tế cấp phép và được bán với mức giá hợp túi tiền.

Lưu ý: Thiên Môn Bổ Phổi Premium không phải là thuốc nên không có tác dụng thay thế thuốc điều trị bệnh. Hiệu quả khi dùng sản phẩm phụ thuộc vào cơ địa của từng người dùng.

Qua bài viết, mọi người đã giải đáp câu hỏi bị ho lâu ngày không khỏi có sao không. Nếu người bệnh còn thắc mắc hoặc muốn được tư vấn, hãy liên hệ với dược sĩ Titafa qua số 1900 2163 nhé!