Thông tin sức khỏe

Các phương pháp điều trị đau dạ dày tại nhà

Hầu hết mọi người đều cảm thấy khó chịu, khó tiêu hoặc chịu những cơn đau ẩn ỉ từ bệnh đau dạ dày. Tình trạng này thường không ảnh hưởng quá lớn đến sức khỏe, tuy nhiên sẽ khiến chất lượng cuộc sống của bạn giảm sút. Để giảm những cơn đau dạ dày thất thường bạn có thể áp dụng một số phương pháp điều trị tại nhà thông qua bài viết dưới đây!

Đau dạ dày là gì?

Đau dạ dày là gì

Đau dạ dày là tình trạng dạ dày bị tổn thương chủ yếu là do bị viêm loét. Những người bị đau dạ dày sẽ thường cảm thấy khó chịu, đau âm ỉ hoặc từng cơn khi ăn quá no hoặc quá đói đều có thể bị đau. Đặc biệt, khi căng thẳng, stress diễn ra cũng khiến cho tình trạng đau này tăng lên.

Nguyên nhân đau dạ dày?

Đau dạ dày có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân như:

  • Nhiễm vi khuẩn HP (Helicobacter Pylori)
  • Ăn uống  và chế độ sinh hoạt không lành mạnh: ăn quá nhiều, quá nhanh, ăn uống thất thường, bỏ bữa hay thường xuyên dùng các gia vị cay, dầu mỡ,…
  • Stress, áp lực kéo dài: căng thẳng kéo sẽ khiến dạ dày tiết ra nhiều axit dịch vị hơn, gây co thắt và làm bệnh đau dạ dày tiến triển nặng hơn.
  • Sử dụng nhiều rượu, bia, lạm dụng các thuốc giảm đau,..

Triệu chứng đau dạ dày?

Triệu chứng đau dạ dày

Các triệu chứng phổ biến của đau bụng và khó tiêu bao gồm:

  • Đau vùng thượng vị
  • Ợ chua hoặc trào ngược axit
  • Buồn nôn
  • Đầy hơi
  • Ăn uống kém
  • Chảy máu tiêu hóa

Phương pháp giúp giảm đau dạ dày tại nhà

Một số biện pháp khắc phục tại nhà phổ biến nhất cho chứng đau bụng và khó tiêu như:

Chườm ấm bụng

Chườm ấm bụng giúp giảm đau dạ dày

Sức nóng có thể giúp thư giãn các cơ căng thẳng và chứng khó tiêu, mang lại cho bạn cảm giác dễ chịu hơn. Bạn có thể sử dụng túi chườm nóng, hoặc chai thủy tinh chứa nước nóng và đắp lên bụng hoặc bạn có thể sử dụng muối rang nóng cho vào túi vải đắp lên vùng bụng. Với phương pháp tự nhiên này sẽ giúp giảm co thắt, giúp máu huyết lưu thông tốt hơn và mang lại cho bạn cảm giác dễ chịu.

Nằm nghiêng

Khi nằm ngủ, bạn cố gắng xoay người qua bên trái, điều này giúp hạn chế được tình trạng acid dạ dày trào ngược lên thực quản. Bên cạnh đó khi nằm nghiêng kết hợp với nâng cao đầu tầm 30 độ sẽ giúp hệ thống tiêu hóa hoạt động tốt hơn, góp phần hạn chế được tình trạng trào ngược dạ dày thực quản.

Đi bộ giúp giảm đau dạ dày

Đi bộ

Đi bộ sẽ góp phần giúp cho hệ tiêu hóa hoạt động linh hoạt, thức ăn được tiêu hóa nhanh chóng, khí tụ được đẩy dễ dàng ra bên ngoài và giảm đầy hơi, khó chịu.

Massage bụng

Massage bụng không những thúc đẩy tuần hoàn máu lưu thông mà còn góp phần giúp tiêu hóa thức ăn linh hoạt. Để thực hiện massage bụng bạn có thể đặt tay dưới ngực rồi di chuyển xuống bụng theo chiều kim đồng hồ. Để tăng hiệu quả bạn cũng có thể kết hợp với dầu gió rồi massage liên tục cho đến khi bụng nóng lên và xoa bóp khoảng 10 phút.

Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, tránh thức ăn khó tiêu

Xây dựng chế độ ăn uống nhiều chất xơ, rau xanh và trái cây, hạn chế ăn các loại thực ohaamr chứa nhiều dầu mỡ, chiên, xào hoặc đồ cay nóng,…

Để giảm áp lực cho dạ dày, bạn có thể chia nhỏ bữa ăn, chọn những thực phẩm mềm, dễ tiêu hóa, ăn chậm, nhai kỹ,….

Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh giúp giảm đau dạ dày 

Dùng gừng nếu đang đau bụng hoặc khó tiêu

Gừng được xem là một phương thuốc tự nhiên được sử dụng phổ biến cho chứng đau bụng và khó tiêu. Gừng có chứa gingerols và shogaols có thể giúp tăng tốc độ co bóp của dạ dày, điều này giúp cho thức ăn di chuyển nhanh hơn và hạn chế chứng khó tiêu. Bên cạnh đó, thành phần hóa học có trong gừng còn có thể giúp giảm buồn nôn, môn mửa hay tiêu chảy.

Tránh hút thuốc và uống rượu

Hút thuốc có thể gây kích ứng cổ họng, làm tăng khả năng bị đau dạ dày. Nếu người đó bị nôn, hút thuốc có thể gây kích ứng thêm các mô mềm đã bị đau do axit dạ dày.

Rượu được minh họa như một loại chất độc gây chứng khó tiêu và có thể gây tổn thương cho gan và niêm mạc dạ dày.

Những người bị đau dạ dày nên hạn chế hút thuốc và uống rượu cho đến khi dạ dày hoạt động trở lại bình thường.

Tóm lại, để hạn chế được tình trạng đau dạ dày thì bạn cần kết hợp chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt khoa học, tránh sử dụng các thực phẩm ảnh hưởng trực tiếp làm tổn thương niêm mạc dạ dày như các thức ăn quá cứng, đồ cay, chua hay thức uống chứa cồn, ga,…

Tham khảo

https://www.medicalnewstoday.com/articles/322047#Twenty-one-home-remedies