Với mỗi loại tinh dầu thì sẽ có những công dụng và cho tác dụng khác nhau. Ví dụ như:
Tinh dầu Bạc hà
Tinh dầu Long não
Tóm lại, tinh dầu được các nghiên cứu đánh giá về cao về hiệu quả giúp giảm các triệu chứng của cảm cúm và tăng sự thoải mái trong thời gian bị bệnh.
Trong hầu hết các trường hợp, bị cảm cúm thường điều trị bằng cách tăng cường sức đề kháng kết hợp với dùng thuốc để giảm các triệu chứng cũng như phòng ngừa tiến triển nhiễm trùng cấp khi mắc bệnh. Bên cạnh đó, các loại tinh dầu có mùi thơm đặc biệt có vai trò kháng khuẩn, giúp thông mũi, hỗ trợ giảm đau đầu nên thường được sử dụng khá phổ biến trong điều trị cảm cúm.
Tùy vào công dụng hoặc lợi ích của từng tinh dầu mà chúng ta có cách sử dụng khác nhau. Ví dụ như tinh dầu Bạc hà có thể hoạt động tốt hơn khi xoa lên da hơn mà sử dụng trong máy khuếch tán. Khi sử dụng các tinh dầu bôi tại chỗ, bạn nhớ pha loãng tinh dầu trước khi thoa lên da với dầu vận chuyển như dầu dừa,..
Xông tinh dầu thông qua đường hít
Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng tinh dầu thông qua đường hít. Với cách sử dụng này bạn có thể ngửi trực tiếp chai hoặc nhỏ vài giọt tinh dầu vào bông gòn hoặc khăn tay, phương pháp này giúp thông mũi hỗ trợ đường thở của bạn thông thoáng và dễ chịu hơn. Đồng thời sử dụng với đường hít bạn cũng có thể thư giãn hơn, giảm được căng thẳng và giúp bạn ngủ ngon hơn.
Ngoài ra, bạn cũng có thể thêm một vài giọt tinh dầu vào:
Hiệu lực cũng tư tác dụng của tinh dầu cực kỳ mạnh, nên bạn lưu ý tránh dùng tinh dầu qua đường uống, bạn cũng không nên sử dụng tinh dầu với một lượng đậm đặc. Tốt nhất bạn nên pha loãng tinh dầu trước khi sử dụng với các loại dầu vận chuyển như dầu dừa, dầu bơ, dầu thầu dầu hoặc các loại khác để tránh được tình trạng gây kích ứng da, mắt và phổi. Và trước khi dùng bất kỳ một loại tinh dầu nào bạn nên test kiểm tra với miếng dán ở mặt trong của cổ tay để kiểm tra xem làn da của bạn có nhạy cảm hay dị ứng với loại tinh dầu bạn sắp sử dụng hay không.
Test kiểm tra dị ứng với tinh dầu
Đồng thời, khi chọn sử dụng bất kỳ tinh dầu nào để sử dụng, bạn nên kiểm tra kỹ thành phần cũng như nguồn gốc xuất xứ, lựa chọn những nguồn tinh dầu uy tín. Tốt nhất bạn nên chọn những tinh dầu được đựng trong lọ thủy tinh vì nếu sử dụng đựng bằng chai nhựa thì sẽ làm tăng nguy cơ ô nhiễm cũng như giảm thời hạn sử dụng của tinh dầu.
Và đặc biệt, với những mẹ bầu hoặc đang cho con bú bạn phải tham khảo ý kiến của Bác sĩ trước khi sử dụng vì đa phần những loại tinh dầu chưa có đầy đủ những nghiên cứu về sự an toàn của tinh dầu đối với những đối tượng này.
Tóm lại, mặc dù tinh dầu có thể giúp chống lại bệnh cúm và giảm các triệu chứng của bạn, nhưng bạn không nên dựa vào chúng làm phương pháp điều trị duy nhất. Bạn nên kết hợp với chế độ dinh dưỡng, luyện tập nhẹ nhàng để tăng cường sức đề kháng, giúp bệnh mau khỏe hơn. Đồng thời, để giảm những triệu chứng khó chịu mà cảm cúm mang lại bạn có thể kết hợp sử dụng các loại thuốc không kê đơn, hoặc kết hợp xịt mũi hoặc sử dụng viên ngậm họng để giảm ngứa họng do cảm cúm mang lại.
Chúc bạn có một sức khỏe tốt lành nhé!
Tham khảo
https://www.healthline.com/health/cold-flu/essential-oils-for-flu
Lá chanh không chỉ là gia vị quen thuộc trong căn bếp mà còn là một nguyên liệu tự nhiên rất hữu ích trong việc chữa trị ho.
Cách trị ho bằng quả Kha Tử hiệu quả, an toàn tại nhà. Hướng dẫn chi tiết và những lưu ý quan trọng khi sử dụng Kha Tử để trị ho, cải thiện sức khỏe đường hô hấp.
Cách trị ho bằng lá hẹ với mật ong hiệu quả: Hướng dẫn cách dùng lá hẹ kết hợp mật ong trị ho đơn giản, an toàn ngay tại nhà. Giảm nhanh triệu chứng ho bằng mẹo dân gian.
Lá mơ lông chứa nhiều Alkaloid có lợi cho cơ thể, được xem là một chất kháng sinh và giảm viêm tự nhiên.
Ho là một triệu chứng phổ biến mà ai cũng có thể gặp phải, đặc biệt là khi thời tiết thay đổi.