Cúm A bùng phát mạnh mẽ khi thời tiết chuyển mùa, gây ra hàng loạt triệu chứng khó chịu như sốt cao, đau nhức toàn thân, ho kéo dài. Đặc biệt, không ít trường hợp xuất hiện ho có đờm, làm dấy lên lo ngại về biến chứng. Vậy thực tế cúm A ho có đờm không? Đây là dấu hiệu bình thường hay cảnh báo viêm phổi? Cùng Titafa phân tích nguyên nhân và tìm giải pháp xử lý an toàn trong bài viết dưới đây!
Cúm A thường gây ho khan do virus tấn công đường hô hấp. Nhưng trong một số trường hợp, người bệnh có thể xuất hiện ho có đờm, đặc biệt khi có bội nhiễm vi khuẩn hoặc tăng tiết dịch nhầy do phản ứng viêm.
Cúm A có thể gây ho đờm trong một số trường hợp
Virus cúm A chủ yếu lây lan qua đường hô hấp, xâm nhập vào cơ thể qua niêm mạc mũi, họng và đường thở. Khi vào phổi, virus bám vào các tế bào biểu mô đường hô hấp, gây tổn thương lớp niêm mạc bảo vệ và kích thích phản ứng viêm. Quá trình này khiến niêm mạc sưng viêm, tăng tiết dịch nhầy, dẫn đến các triệu chứng như nghẹt mũi, ho, đau rát họng…
Ban đầu, người bệnh thường bị ho khan do niêm mạc bị kích ứng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, cơ thể phản ứng mạnh hơn bằng cách tiết nhiều dịch nhầy để loại bỏ virus và tế bào bị tổn thương. Khi đó, ho có đờm có thể xuất hiện. Nếu có bội nhiễm vi khuẩn, đờm có thể trở nên đặc hơn, có màu sắc bất thường như vàng hoặc xanh…
Mặc dù cúm A thường gây ho khan, nhưng trong một số trường hợp, người bệnh có thể xuất hiện ho có đờm với các đặc điểm sau:
Cảm giác vướng đờm trong cổ họng: Người bệnh có thể cảm thấy khó chịu do dịch nhầy ứ đọng trong cổ họng, cần khạc ra để dễ thở hơn.
Ho kèm theo tiết đờm loãng, trong hoặc hơi trắng: Đờm ban đầu thường trong hoặc hơi trắng, do quá trình tăng tiết dịch của niêm mạc đường hô hấp để chống lại virus.
Đờm đặc hơn sau 2 - 3 ngày: Nếu có sự xâm nhập của vi khuẩn, đờm có thể trở nên đặc hơn, có màu vàng hoặc xanh, kèm theo mùi hôi nhẹ.
Ho nhiều hơn vào ban đêm hoặc sáng sớm: Đây là thời điểm dịch tiết hô hấp dễ ứ đọng, khiến người bệnh ho nhiều hơn để tống đờm ra ngoài.
Có thể kèm theo đau rát họng, khàn giọng: Đờm tiết nhiều có thể gây kích ứng niêm mạc họng, làm người bệnh cảm thấy đau rát hoặc khó chịu khi nói chuyện, nuốt nước bọt.
Người bệnh thường cảm giác vướng đờm trong cổ họng, ho kéo dài,...
Tùy vào nguyên nhân và mức độ viêm nhiễm, đờm khi mắc cúm A có thể có những đặc điểm khác nhau:
Đờm trắng hoặc trong suốt: Đây là dạng đờm phổ biến khi chỉ có phản ứng viêm nhẹ, cơ thể tăng tiết dịch để làm sạch đường hô hấp.
Đờm vàng hoặc xanh: Xuất hiện khi có bội nhiễm vi khuẩn, cho thấy hệ miễn dịch đang chiến đấu với vi khuẩn trong đường hô hấp.
Đờm đặc và dính: Nếu đờm trở nên quá đặc, khó khạc ra, có thể là dấu hiệu cho thấy cúm đang chuyển biến nặng.
Đờm có lẫn máu: Một số trường hợp ho mạnh có thể gây tổn thương niêm mạc, khiến đờm lẫn vệt máu nhỏ. Nhưng nếu tình trạng này kéo dài, cần đi khám ngay để loại trừ nguy cơ tổn thương nghiêm trọng.
Cúm A không chỉ gây sốt, đau nhức mà còn khiến hệ miễn dịch hoạt động mạnh để chống lại virus. Trong quá trình này, niêm mạc đường hô hấp có thể bị kích thích và tổn thương, dẫn đến phản ứng viêm kéo dài ngay cả khi triệu chứng chính đã thuyên giảm.
Sự tăng tiết chất nhầy bảo vệ đường hô hấp: Khi niêm mạc bị kích thích, cơ thể có xu hướng sản xuất nhiều dịch nhầy hơn để bảo vệ phổi và ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn. Điều này khiến người bệnh có cảm giác vướng đờm trong cổ họng và ho liên tục để tống đờm ra ngoài.
Dịch mũi chảy xuống họng (chảy dịch mũi sau): Cúm A thường đi kèm với viêm mũi, khiến dịch tiết từ xoang mũi chảy xuống thành sau họng. Điều này kích thích niêm mạc họng, gây cảm giác ngứa rát, khó chịu và kích hoạt phản xạ ho để làm sạch đường thở.
Niêm mạc đường hô hấp nhạy cảm hơn: Sau khi khỏi cúm, đường thở vẫn chưa hoàn toàn hồi phục mà dễ bị kích ứng bởi các yếu tố bên ngoài như không khí lạnh, khói bụi, hoặc thực phẩm có tính kích thích (đồ cay, nóng). Đây là lý do nhiều người vẫn bị ho dai dẳng sau khi các triệu chứng khác của cúm đã biến mất.
Nếu ho có đờm kéo dài sau cúm A, rất có thể đường hô hấp đã bị viêm nặng hơn, dẫn đến các biến chứng như viêm phế quản hoặc viêm phổi:
Viêm phế quản: Xảy ra khi lớp niêm mạc của ống phế quản bị viêm, dẫn đến tăng tiết đờm, gây ho liên tục, đặc biệt là vào ban đêm hoặc khi thay đổi thời tiết. Đờm có thể đặc hơn, có màu vàng hoặc xanh, kèm theo cảm giác tức ngực, khó thở nhẹ.
Viêm phổi: Nếu vi khuẩn hoặc virus tấn công sâu hơn vào nhu mô phổi, tình trạng ho có thể nghiêm trọng hơn, kèm theo sốt cao, khó thở và đau tức ngực. Đờm có thể trở nên đặc, có màu vàng xanh hoặc thậm chí lẫn máu, báo hiệu tình trạng nhiễm trùng nặng hơn.
Nếu ho kéo dài, người bệnh rất dễ dẫn đến các biến chứng
Khi bị cúm A, hệ hô hấp thường tiết nhiều dịch nhầy, gây nghẹt mũi, khó thở và kích thích phản xạ ho. Trong trường hợp này, thuốc long đờm, kháng virus là cách trị ho có đờm do cúm A hiệu quả trong việc làm loãng đờm, giúp cơ thể dễ dàng loại bỏ chúng ra ngoài thông qua phản xạ ho tự nhiên.
Một số thuốc long đờm, kháng virus thường được sử dụng gồm: Guaifenesin, Acetylcysteine (NAC), Bromhexine, Oseltamivir (Tamiflu), Zanamivir (Relenza, Baloxavir, Marboxil (Xofluza),... Tuy nhiên, không phải ai mắc cúm A cũng cần dùng thuốc kháng virus. Bác sĩ thường chỉ định thuốc này cho nhóm đối tượng có nguy cơ cao như trẻ nhỏ, người cao tuổi, phụ nữ mang thai hoặc người có bệnh lý nền
Không tự ý sử dụng thuốc kháng virus mà không có chỉ định của bác sĩ.
Cần tuân theo liều lượng được hướng dẫn để tránh tác dụng phụ không mong muốn.
Thuốc long đờm không nên dùng chung với thuốc ức chế ho vì có thể làm ứ đọng đờm trong đường hô hấp.
Kết hợp sử dụng thuốc với chế độ nghỉ ngơi hợp lý, dinh dưỡng đầy đủ và giữ ấm cơ thể để giúp hồi phục nhanh hơn.
Trong dân gian, nhiều bài thuốc tự nhiên đã được lưu truyền từ lâu để hỗ trợ giảm ho, tiêu đờm một cách an toàn và hiệu quả. Dưới đây là hai mẹo dân gian phổ biến giúp làm sạch đờm, làm dịu cổ họng và hỗ trợ quá trình điều trị cúm A.
Lá hẹ không chỉ là một loại gia vị quen thuộc mà còn là dược liệu quý với hàm lượng cao các hợp chất kháng khuẩn tự nhiên như Odorin, Saponin và Allicin. Những hoạt chất này giúp ức chế vi khuẩn, long đờm và giảm kích ứng cổ họng. Khi kết hợp cùng mật ong – một chất kháng viêm tự nhiên giàu enzyme và chất chống oxy hóa, bài thuốc này có thể giúp giảm ho hiệu quả.
Lá hẹ hấp mật ong hỗ trợ long đờm, giảm ho
Cách làm
Rửa sạch một nắm lá hẹ, để ráo nước rồi thái nhỏ.
Đặt lá hẹ vào chén sứ, rưới đều mật ong nguyên chất lên trên.
Hấp cách thủy trong khoảng 15 - 20 phút cho đến khi lá hẹ mềm và tiết ra dịch sánh.
Lọc lấy nước hoặc có thể dùng cả phần xác lá hẹ để tăng hiệu quả.
Cách sử dụng
Trẻ em: Dùng 2 - 3 lần/ngày, mỗi lần khoảng 1 - 2 thìa cà phê.
Người lớn: Dùng 3 lần/ngày, mỗi lần 2 - 3 thìa cà phê.
Khi uống, nên ngậm trong miệng vài giây trước khi nuốt để tinh chất thẩm thấu vào niêm mạc họng.
Chanh đào chứa nhiều tinh dầu và axit Citric giúp làm dịu cổ họng, giảm viêm, hỗ trợ long đờm hiệu quả. Đặc biệt, khi ngâm cùng đường phèn và mật ong, hỗn hợp này tạo thành một loại siro tự nhiên giúp giảm ho, bổ sung vitamin C, tăng cường sức đề kháng.
Chanh đào ngâm đường phèn hỗ trợ giảm ho, tăng đề kháng
Cách làm
Chanh đào rửa sạch, ngâm nước muối loãng khoảng 30 phút rồi lau khô.
Thái lát mỏng, giữ nguyên vỏ và hạt để giữ lại nhiều tinh dầu nhất.
Đập nhỏ đường phèn, xếp xen kẽ từng lớp chanh và đường vào bình thủy tinh.
Đổ mật ong ngập chanh, dùng vỉ tre nén chanh xuống để tránh bị nổi lên trên.
Đậy kín nắp, bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát trong ít nhất 3 tháng trước khi sử dụng.
Cách sử dụng
Lấy 1 - 2 thìa cà phê nước cốt chanh đào pha với nước ấm, uống 2 - 3 lần/ngày.
Có thể ngậm trực tiếp một lát chanh để giảm ho nhanh hơn.
Lưu ý khi sử dụng
Phương pháp dân gian này phù hợp với các trường hợp ho nhẹ.
Nếu ho kéo dài, có dấu hiệu nhiễm khuẩn hoặc ho có đờm đặc xanh, cần đi khám để được điều trị phù hợp.
Kỹ thuật vỗ rung long đờm là một phương pháp vật lý trị liệu hô hấp giúp làm lỏng và đẩy đờm nhớt ra khỏi đường thở. Phương pháp này hoạt động bằng cách kết hợp các động tác thủ thuật chuyên biệt nhằm kích thích phế quản, hỗ trợ dẫn lưu đờm ra ngoài theo phản xạ tự nhiên của cơ thể.
Kỹ thuật vỗ rung long đờm thường kéo dài khoảng 10 - 15 phút và được thực hiện qua bốn bước chính:
Bước 1 - Thông thoáng đường mũi: Người bệnh được đặt nằm nghiêng trên một bề mặt chắc chắn. Kỹ thuật viên sử dụng nước muối sinh lý nhỏ vào một bên lỗ mũi, tạo dòng chảy giúp làm loãng và rửa trôi đờm nhầy, sau đó hướng dẫn người bệnh hỉ mũi để loại bỏ dịch tiết.
Bước 2 - Kích thích phản xạ ho tự nhiên: Sau khi đường thở trên thông thoáng, kỹ thuật viên dùng tay thực hiện các động tác kích thích phản xạ ho.
Bước 3 - Chặn gốc lưỡi để hỗ trợ long đờm: Khi người bệnh chuẩn bị thở ra, kỹ thuật viên nhẹ nhàng đặt ngón cái vào vùng gốc lưỡi, thực hiện động tác đẩy nhẹ.
Bước 4 - Tăng luồng khí thở để đẩy đờm ra ngoài: Ở bước cuối cùng, kỹ thuật viên tạo một lực đẩy mô phỏng động tác ho mạnh, giúp lượng đờm còn sót lại trong cổ họng và phế quản được tống xuất ra ngoài dễ dàng hơn. Đây là bước quan trọng để đảm bảo đường thở thông thoáng, giúp người bệnh dễ thở hơn.
Kỹ thuật vỗ rung long đờm do Bộ Y tế hướng dẫn
Để nhanh chóng khỏi bệnh, ngoài các biện pháp chăm sóc sức khỏe tự nhiên, việc lựa chọn sản phẩm hỗ trợ từ thảo dược thiên nhiên có thể giúp quá trình hồi phục nhanh chóng và an toàn hơn. Một trong những sản phẩm được nhiều người dùng lựa chọn đó chính là Thiên Môn Bổ Phổi Premium – sản phẩm được nghiên cứu và phát triển nhằm hỗ trợ bổ phổi, giảm ho hiệu quả.
Thiên Môn Bổ Phổi Premium là sự kết hợp giữa 13 loại thảo dược quý, trong đó nổi bật là Xuyên Tâm Liên (AP-Bio), Thiên Môn Đông, Mạch Môn Đông, Lá Thường Xuân, Bách Bộ, Bình Vôi, Gừng…. Những thành phần này không chỉ có tác dụng giảm ho, làm dịu cổ họng mà còn hỗ trợ tăng cường sức khỏe hệ hô hấp, giúp đường thở thông thoáng, giảm tình trạng viêm nhiễm và kháng khuẩn tự nhiên.
Đặc biệt, chiết xuất Xuyên Tâm Liên AP-Bio – một thành phần có nguồn gốc từ Ấn Độ, đã được chứng minh lâm sàng với tác dụng kháng viêm mạnh mẽ, tăng cường miễn dịch và hỗ trợ bảo vệ phổi trước các tác nhân gây bệnh. Với hơn 800 triệu liều được sử dụng mỗi năm trên toàn cầu, AP-Bio mang lại hiệu quả vượt trội và đảm bảo an toàn khi sử dụng.
Công dụng Thiên Môn Bổ Phổi Premium
Hỗ trợ bổ phổi
Hỗ trợ giảm ho, giảm đờm, giảm đau rát họng, giảm khản tiếng do viêm họng, viêm phế quản.
*Lưu ý: Sản phẩm không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc trị bệnh. Hiệu quả của sản phẩm còn phụ thuộc vào cơ địa của từng người.
Thiên Môn Bổ Phổi Premium - Giải pháp hỗ trợ giảm ho hàng đầu
Nếu gặp phải các triệu chứng sau, người bệnh nên đi khám bác sĩ ngay để tránh các biến chứng nguy hiểm:
Đờm có màu sắc bất thường: Ho đờm xanh sau cúm A, đờm vàng đặc quánh có thể là dấu hiệu của bội nhiễm vi khuẩn. Trong khi đờm lẫn máu hoặc có màu gỉ sắt có thể là cảnh báo bệnh lý nghiêm trọng như lao phổi hoặc áp xe phổi…
Sốt cao kéo dài: Nếu sốt trên 38,5 độ C kéo dài hơn 3 ngày hoặc kèm theo rét run, mệt mỏi, suy nhược, đây có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng thứ phát.
Khó thở, tức ngực: Nếu người bệnh cảm thấy thở gấp, hụt hơi, đau tức ngực hoặc cảm giác nghẹt thở ngay cả khi nghỉ ngơi, hãy đi khám ngay để loại trừ nguy cơ viêm phổi hoặc biến chứng suy hô hấp.
Đờm có mùi hôi khó chịu: Điều này có thể liên quan đến tình trạng nhiễm trùng phổi hoặc nhiễm khuẩn nặng.
Ho kéo dài hơn 4 tuần: Nếu ho có đờm không thuyên giảm mà ngày càng nặng hơn, người bệnh nên thăm khám để kiểm tra.
Để xác định nguyên nhân gây ho có đờm và phân biệt với viêm phổi, bác sĩ có thể chỉ định một số xét nghiệm như:
Chụp X-quang phổi: Giúp phát hiện tổn thương phổi, viêm nhiễm hoặc ứ dịch trong phế nang.
Xét nghiệm đờm: Kiểm tra vi khuẩn hoặc virus gây bệnh, đồng thời đánh giá mức độ viêm nhiễm.
Xét nghiệm máu: Đo nồng độ bạch cầu và CRP (C-reactive protein) để đánh giá mức độ nhiễm trùng trong cơ thể.
Đo chức năng hô hấp: Kiểm tra khả năng trao đổi khí của phổi, đặc biệt cần thiết với những người có bệnh nền như hen suyễn hoặc COPD (Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính).
Bài viết trên đã giúp người dùng giải đáp thắc mắc Cúm A ho có đờm không và gợi ý cách khắc phục hiệu quả. Nếu triệu chứng ho kéo dài, kèm biểu hiện bất thường như sốt cao, khó thở hoặc đờm đổi màu, hãy chủ động thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Liên hệ tới hotline 1900 2163 để được dược sĩ Titafa hỗ trợ chi tiết hơn nhé.
Ho khó thở là một triệu chứng thường gặp, có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm bệnh hô hấp, dị ứng hoặc các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn.
Giấc ngủ đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe thể chất và tinh thần, được xem là giai đoạn “chữa lành” của con người. Tuy nhiên, nhiều người thường xuyên bị ảnh hưởng bởi...
Ho đờm xanh thường là dấu hiệu của nhiễm trùng đường hô hấp, do vi khuẩn hoặc virus gây ra.
Ho khi nào cần nhập viện? Đừng chủ quan với ho kéo dài, ho ra máu hay kèm khó thở. Tìm hiểu ngay dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm và cách xử lý an toàn.
Ngứa cổ họng ho nhiều ban đêm không chỉ gây khó chịu, ảnh hưởng giấc ngủ mà còn có thể là dấu hiệu của các vấn đề hô hấp.