Cúm A ho nhiều phải làm sao? Trong bài viết dưới đây, Titafa sẽ cung cấp cho phụ huynh 5 phương pháp an toàn và giảm ho hiệu quả.
Cúm A là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do virus cúm A (A/H5N1, A/H1N1, A/H3N2, A/H7N9) gây ra. Khi virus xâm nhập vào cơ thể, chúng sẽ tấn công các tế bào niêm mạc đường hô hấp, gây viêm nhiễm và kích thích sản xuất chất nhầy.
Nguyên nhân gây ho khi bị cúm ho ở trẻ
Cúm A thường xuất hiện ở các đợt dịch cúm mùa và không dễ phòng tránh. Bởi vì sau mỗi mùa, chúng lại thay đổi và phân nhóm, sau đó tạo thành chủng mới. Những loại vắc xin mọi người đã tiêm cho bé trong mùa cúm trước gần như không còn hiệu quả. Đó là lý do tại sao khi đến mùa cúm, nhiều bé dù đã từng tiêm rồi nhưng vẫn bị như thường.
Trong trường hợp nhẹ, cúm A có thể tự khỏi mà không cần uống thuốc hay nằm viện. Các triệu chứng thường thấy nhất khi trẻ mắc cúm A là ho, nghẹt mũi; nhiễm trùng nặng hơn bé sẽ ốm, sốt,... Tuy nhiên, đến hiện tại ho là dấu hiệu đặc biệt dễ thấy và kéo dài lâu nhất với các loại:
Ho khan: Ho khan là loại ho không có đờm, thường xuất hiện vào giai đoạn đầu của bệnh. Ho khan thậm chí còn có thể kéo dài sau khi bé khỏi cúm, ảnh hưởng đến hoạt động và giấc ngủ của trẻ.
Ho có đờm: Ho có đờm là loại ho có kèm theo chất nhầy (đờm). Đờm bình thường có màu trắng, vàng hoặc xanh tùy thuộc vào tình trạng nhiễm trùng.
Ho dai dẳng: Ho do cúm A có thể kéo dài từ vài ngày đến vài tuần, ngay cả khi các triệu chứng khác đã hết.
Như đã nói, nhiều trường hợp cúm A nhẹ có thể tự khỏi mà không cần uống thuốc. Nhưng đa phần trường hợp đó chỉ xuất hiện ở người lớn, vì hệ miễn dịch của trẻ em vô cùng yếu.
Sử dụng các loại thuốc điều trị theo chỉ định bác sĩ
Nếu bé có các biểu hiện nghiêm trọng hơn, đặc biệt là ốm, sốt, cha mẹ nên cho bé sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ:
Các loại thuốc điều trị theo kê đơn: Các loại thuốc kháng sinh dòng Histamin theo đơn của bác sĩ như Chlorpheniramine và Clemastine,... Chúng giúp giảm cơn ho, tuy nhiên sẽ làm bé cảm thấy mệt mỏi, buồn ngủ.
Thuốc trị ho không theo đơn: Cha mẹ có thể mua ở nhà thuốc, tuy nhiên vẫn cần tư vấn của chuyên gia y tế khi cho bé dùng. Các loại thuốc này được điều chế dưới dạng siro, viêm ngậm, viên nang,... dễ uống hơn.
Các loại thuốc giúp mở đường thở: Kèm với ho, nhiều bé bị tắc nghẹt mũi, gây ra hiện tượng tím tái mặt vì khó thở. Trong trường hợp này, cha mẹ nên sử dụng các loại thuốc Corticosteroid dạng hít, Singulair, Prednisone,... để mở đường thở theo hướng dẫn của chuyên gia y tế.
Từ xưa, khi y học chưa phát triển, dân gian đã có nhiều phương pháp hỗ trợ giảm ho an toàn và hiệu quả tại nhà. Phụ huynh có thể sử dụng các cách dân gian truyền lại cho trẻ để giúp bé thoải mái hơn:
Húng chanh, quất và đường phèn bỏ chung vào bát sứ, hấp cách thủy trong 15 đến 20 phút rồi cho bé sử dụng khi ấm.
Cải cúc, mật ong hấp cách thủy trong 15 đến 20 phút và sử dụng khi ấm.
Lá hẹ chưng cùng đường phèn hoặc cũng hấp cách thủy từ 15 đến 20 phút.
Lưu ý: Các cách sử dụng mật ong không nên dùng cho trẻ từ 1 tuổi trở xuống để tránh ngộ độc.
Sử dụng các phương pháp dân gian giảm ho
Thiên Môn Bổ Phổi Premium Trẻ Em là sản phẩm hỗ trợ trị ho, bổ phổi được phát triển bởi công ty Cổ phần Titafa. Sản phẩm được bào chế từ nhiều loại thảo dược tự nhiên như Xuyên Tâm Liên, Thiên Môn Đông, Húng Chanh, Gừng, Tang Bạch Bì, Atiso,... Sản phẩm có dạng siro tiện lợi, vị ngọt nhẹ và the mát dễ uống.
Sản phẩm phù hợp dùng cho trẻ từ 6 tuổi trở lên, đang bị ho, đau rát cổ họng,... Sản phẩm đã được Bộ Y tế cấp phép, nhận được nhiều đánh giá tích cực về an toàn và hiệu quả từ người dùng. Hiện tại, Thiên Môn Bổ Phổi Premium Trẻ Em đang được bán tại trang web Titafa.com hoặc bạn có thể liên hệ đến số 1900 2163 để mua hàng.
Lưu ý: Thiên Môn Bổ Phổi Premium Trẻ Em không phải là thuốc nên không có tác dụng thay thế thuốc trị bệnh.
Sử dụng Thiên Môn Bổ Phổi Premium Trẻ Em giảm ho cho bé
Không chỉ người lớn, phụ huynh cũng nên điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt của bé lành mạnh hơn. Bởi vì trẻ đã có đề kháng yếu hơn người lớn, nếu không cẩn thận bệnh sẽ lâu khỏi hơn. Phụ huynh cần chú ý:
Cho bé ăn các thức ăn mềm, dễ tiêu, giàu dinh dưỡng như cháo, sữa, sinh tố,... Đặc biệt, mọi người nên kiêng hẳn các loại kẹo bánh ăn vặt, thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ.
Hãy nhắc nhở bé uống đủ nước mỗi ngày.
Để bé nghỉ ngơi đầy đủ để cơ thể có thời gian phục hồi, đặc biệt là ngủ đủ giấc. Nếu ban đêm bé không ngủ được, phụ huynh nên cho bé ngủ vào sáng hoặc trưa, không nên ngủ chiều vì đêm rất khó ngủ.
Giữ vệ sinh sạch sẽ cho bé, đặc biệt là mũi, họng bằng cách dùng nước muối rửa sạch.
Nếu bé có các dấu hiệu như sốt cao không hạ, khó thở, ho ra máu, bỏ ăn, bỏ bú,... cha mẹ hãy cho con đến cơ sở y tế ngay lập tức. Đây là diễn biến nặng nhất của cúm, vi khuẩn và virus đã gây nhiễm trùng nặng trong cơ thể bé. Ngay cả khi bé không có các dấu hiệu nguy hiểm, mọi người cũng nên đưa bé đến bác sĩ để được thăm khám và tư vấn chi tiết.
Đến cơ sở y tế nếu tình trạng trẻ trở nặng
Trong nội dung trên, phụ huynh đã tìm hiểu nhiều cách hỗ trợ giảm ho an toàn cho bé tại nhà. Tuy nhiên, trẻ con có cơ địa nhạy cảm và hệ miễn dịch yếu, vậy nên chưa thể đảm bảo an toàn 100% cho các bé. Do đó, phụ huynh nên lưu ý:
Nếu bác sĩ kê đơn thuốc cho bé, phụ huynh hãy tuân thủ đúng liều lượng, thời gian và cách sử dụng thuốc.
Không tự ý cho bé dùng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ, đặc biệt là thuốc kháng sinh.
Không nên lạm dụng các phương thuốc dân gian, bởi vì chúng chỉ có thể hỗ trợ giảm ho, không có tác dụng điều trị bệnh.
Nếu bé có dấu hiệu trở nặng, cha mẹ ngay lập tức phải cho con đến các trung tâm, cơ sở y tế gần nhất để thăm khám.
Cách tốt nhất để bảo vệ bé khỏi cúm A là tiêm phòng cúm đầy đủ mỗi năm. Vì chúng có thể biến đổi, mũi tiêm năm ngoái không thể phòng bệnh cúm cho năm sau được.
Qua bài viết trên, mọi người đã tìm cách giải quyết vấn đề trẻ em bị cúm A ho nhiều phải làm sao. Nếu khách hàng còn bất cứ câu hỏi nào cần dược sĩ tư vấn, hãy liên hệ với Titafa qua số 1900 2163 nhé!
Ho khó thở là một triệu chứng thường gặp, có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm bệnh hô hấp, dị ứng hoặc các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn.
Giấc ngủ đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe thể chất và tinh thần, được xem là giai đoạn “chữa lành” của con người. Tuy nhiên, nhiều người thường xuyên bị ảnh hưởng bởi...
Ho đờm xanh thường là dấu hiệu của nhiễm trùng đường hô hấp, do vi khuẩn hoặc virus gây ra.
Ho khi nào cần nhập viện? Đừng chủ quan với ho kéo dài, ho ra máu hay kèm khó thở. Tìm hiểu ngay dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm và cách xử lý an toàn.
Ngứa cổ họng ho nhiều ban đêm không chỉ gây khó chịu, ảnh hưởng giấc ngủ mà còn có thể là dấu hiệu của các vấn đề hô hấp.