Thông tin sức khỏe

Ho Bị Đau Bụng Dưới Bên Trái Là Bệnh Gì? Cách Giảm Đau Hiệu Quả

Ho là phản ứng tự nhiên, nếu không do bệnh lý thì chỉ là hiện tượng cơ thể tống dị vật ra khỏi đường hô hấp.

Tuy nhiên, nhiều người bị ho lại kèm theo cơn đau bụng dưới bên trái đột ngột, có thể nhói lên hoặc kéo dài nhiều giờ. Vậy ho bị đau bụng dưới bên trái là bệnh gì và có nguy hiểm không, Titafa sẽ giải đáp trong bài viết dưới đây.

Ho bị đau bụng dưới bên trái cảnh báo bệnh gì?

Thoát vị bẹn

Thoát vị bẹn xảy ra khi một phần mô hoặc cơ quan trong ổ bụng (thường là ruột) đi qua điểm yếu của thành bụng, tạo thành một khối phình ở vùng bẹn. Khi người bệnh ho, áp lực trong ổ bụng tăng lên khiến khối thoát vị lồi ra, gây đau nhói hoặc cảm giác căng tức ở vùng bụng dưới bên trái.

Thoát vị bẹn gây đau bụng dưới bên trái

Thoát vị bẹn gây đau bụng dưới bên trái

Thoát vị bẹn thường gặp nhất ở nữ giới, những người phải đứng lâu hoặc gắng sức trong một thời gian dài. Nếu không được điều trị, thoát vị bẹn có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm như nghẹt ruột hoặc tắc ruột. Các dấu hiệu bất thường khi người bệnh bị thoát vị bẹn là:

  • Xuất hiện khối u phình ra ở vùng bẹn

  • Khó đi tiểu hoặc khó đi đại tiện (chứ không phải táo bón)

  • Đau khi ho

  • Buồn nôn

  • Nôn ói

Các bệnh về hệ tiêu hóa

Các bệnh về hệ tiêu hóa cũng có thể gây ra triệu chứng này, đặc biệt là hội chứng ruột kích thích, viêm đại tràng hoặc táo bón kéo dài. Khi hệ tiêu hóa gặp vấn đề, nhu động ruột bị rối loạn, làm tăng áp lực trong ổ bụng khi ho. Dưới đây là một số bệnh lý thường gặp nhất, biểu hiện cơn đau ở vùng bụng dưới bên trái:

  • Viêm túi thừa: Túi thừa là những túi nhỏ nhô ra ở thành đại tràng. Khi chúng bị viêm (viêm túi thừa) sẽ gây đau bụng dưới bên trái, đặc biệt là khi ho hoặc di chuyển.

  • Hội chứng ruột kích thích (IBS): IBS là một rối loạn chức năng của ruột, gây ra hiện tượng đau bụng, đầy hơi và thay đổi thói quen đi tiêu. Nếu mọi người bị đầy bụng, khi ho phần bụng dưới căng tức nên sẽ gây đau nhói đột ngột.

  • Bệnh viêm ruột (IBD): IBD bao gồm bệnh Crohn và viêm loét đại tràng, được xem là bệnh viêm nhiễm mãn tính của đường tiêu hóa. Chúng gây đau bụng, tiêu chảy và chảy máu trực tràng,... Khi bị ho hoặc vận động quá sức, người bệnh sẽ thấy đau nhói phần bụng dưới và có thể kéo dài trong nhiều giờ.

  • Táo bón: Táo bón mãn tính có thể gây ra hiện tượng đau bụng dưới bên trái và âm ỉ khó chịu. Ho mạnh làm tăng áp lực lên bụng, làm cho cơn đau trở nên tồi tệ hơn.

Các bệnh về đường tiêu hóa cũng làm đau bụng dưới bên trái

Các bệnh về đường tiêu hóa cũng làm đau bụng dưới bên trái

Sỏi thận, sỏi mật

Sỏi thận là các tinh thể rắn được hình thành từ cặn Canxi hoặc Axit Uric tự nhiên trong cơ thể. Chúng tích tụ trong thận và gây nên các hiện tượng đau vùng bụng bên trái, nước tiểu lẫn máu, đau lưng, đau háng,... Tương tự, cơn đau cũng sẽ dần trở lên nặng hơn, đau nhói từng cơn nếu mọi người bị ho mạnh.

Sỏi mật cũng gây ra hiện tượng đau bụng do nguyên lý hình thành tương tự với sỏi thận, nhưng nằm ở trong mật. Sỏi mật gây tình trạng đau bụng bên phải, bụng dưới bên trái (hiếm khi) hoặc vùng thượng vị. Thông thường, đau sỏi mật thường xuất hiện sau khi ăn các thức ăn béo. Ho cũng có thể làm tăng áp lực lên túi mật, gây ra hoặc làm trầm trọng thêm cơn đau.

Các bệnh lý về hệ sinh sản ở nữ

Đặc biệt ở nữ, tỷ lệ ho bị đau bụng trái khá lớn vì vấn đề bệnh lý về hệ sinh sản ở nữ, đặc biệt là:

  • U nang buồng trứng: U nang buồng trứng có thể gây đau bụng dưới, đặc biệt là khi trứng bị vỡ và chứa đầy dịch bên trong. Các biểu hiện khác khi bị u nang là đau vùng bụng bên trái khi ho hoặc khi quan hệ tình dục, khó tiểu, đau khi đại tiện,...

  • Lạc nội mạc tử cung: Lạc nội mạc tử cung là tình trạng mô tử cung phát triển bên ngoài tử cung bất thường. Dấu hiệu của bệnh là đau vùng lưng dưới bên trái, chảy máu âm đạo bất thường hoặc khi quan hệ tình dục, tiêu chảy, khô hạn khi quan hệ,...

  • Đau bụng kinh: Trước hoặc trong kỳ kinh nguyệt, mọi người có thể xuất hiện cơn đau ở bụng dưới hoặc hạ sườn bên trái. Các cơn co thắt xuất hiện đột ngột từ nhẹ đến nặng, triệu chứng gồm đầy hơi, buồn nôn, tiêu chảy,...

Các bệnh lý về hệ sinh sản ở nữ gây đau bụng

Các bệnh lý về hệ sinh sản ở nữ gây đau bụng

Cách giảm đau bụng dưới khi bị ho

Xây dựng chế độ ăn uống an toàn, lành mạnh

Trong một số trường hợp, chỉ cần chăm sóc và hỗ trợ điều trị tại nhà, mọi người có thể cải thiện triệu chứng. Đặc biệt là phải xây dựng được chế độ ăn uống an toàn và lành mạnh bằng cách:

  • Ưu tiên thức ăn mềm, dễ tiêu vì khi bị ho, hệ tiêu hóa của mọi người đang nhạy cảm. Ví dụ cháo, súp, cơm nhão, rau củ luộc, trái cây mềm,...

  • Tránh thức ăn cay nóng, dầu mỡ kích thích niêm mạc dạ dày và làm tăng cơn ho, khiến cơn đau bụng trở nên nghiêm trọng hơn.

  • Uống đủ nước giúp làm loãng đờm, giảm ho và hỗ trợ quá trình tiêu hóa.

  • Thay vì ăn 3 bữa chính, người bệnh hãy chia nhỏ thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày để giảm tải cho hệ tiêu hóa.

Tránh căng thẳng và vận động quá mức

Khi gặp vấn đề, cơ thể đang rất cần thời gian để phục hồi, chính vì vậy mọi người hãy đảm bảo ngủ đủ giấc và nghỉ ngơi đầy đủ. Đặc biệt, vận động mạnh có thể làm tăng áp lực lên bụng và làm cơn đau. Mọi người có thể vận động, tuy nhiên chỉ nên tập các bài nhẹ nhàng, không cần quá nhiều sức, hạn chế chạy nhảy.

Ngoài ra, mọi người hãy giảm căng thẳng bằng các phương pháp thư giãn như thiền, yoga, nghe nhạc,...

Tránh căng thẳng và vận động quá mức

Tránh căng thẳng và vận động quá mức

Sử dụng thuốc điều trị nếu bị bệnh

Nếu cơn ho do các nguyên nhân bệnh lý, mọi người phải hãy đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị. Nếu bác sĩ kê đơn thuốc, người bệnh hãy tuân thủ đúng liều lượng và thời gian sử dụng.

Sử dụng các phương pháp dân gian

Các phương pháp dân gian có công dụng chính là hỗ trợ giảm ho, từ đó giảm đau bụng khi ho. Mọi người có thể uống một cốc nước ấm pha mật ong, uống trà gừng, sử dụng lá hẹ hấp cách thủy với mật ong,... để giảm dần cơn ho. 

Chườm ấm hoặc tắm nước ấm

Cuối cùng, khách hàng có thể chườm ấm lên vùng bụng để làm bụng ấm lên, giúp giảm đau nhẹ nhàng. Nếu thời tiết mát mẻ, không quá lạnh, mọi người có thể tắm hoặc ngâm nước ấm để thư giãn cơ bắp và giảm đau bụng.

Hỗ trợ giảm ho hiệu quả với Thiên Môn Bổ Phổi Premium mới 

Được bào chế từ 100% tự nhiên, Thiên Môn Bổ Phổi Premium mới đang gây thiện cảm và nhận nhiều phản hồi tốt từ người dùng. Sản phẩm được công ty Cổ phần Titafa nghiên cứu và bào chế, hiện đã được Bộ Y tế cấp phép lưu hành. Trong Thiên Môn Bổ Phổi chứa 13 loại thảo dược, nổi bật có:

  • Chiết xuất Xuyên Tâm Liên AP-Bio độc quyền: Đã được nghiên cứu lâm sàng với công dụng hỗ trợ kháng khuẩn, kháng viêm, hỗ trợ giảm ho và các triệu chứng cảm lạnh.

  • Cao Lá Thường Xuân: Có khả năng hỗ trợ long đờm tốt, giảm ho và làm dịu niêm mạc họng.

  • Thiên Môn Đông, Mạch Môn Đông: Có công dụng hỗ trợ giảm ho, giảm đau rát họng và hỗ trợ điều trị các bệnh về đường hô hấp.

  • Các thảo dược khác: Lá Hen, Húng Chanh, Kinh Giới, Bách Bộ, Tang Bạch Bì, Trần Bì, Bình Vôi, Gừng, Atiso.

 Hỗ trợ giảm ho hiệu quả với bộ đôi Thiên Môn Bổ Phổi Premium mới

Hỗ trợ giảm ho hiệu quả với bộ đôi Thiên Môn Bổ Phổi Premium mới

Nhờ công thức cải tiến, sản phẩm được cả khách hàng và giới chuyên môn đánh giá cao. Sản phẩm được đánh giá có công dụng hỗ trợ bổ phổi, giảm ho tốt cho cả trẻ em (từ 6 tuổi trở lên) và người lớn. Đặc biệt, với dạng bào chế siro uống tiện lợi và không có đường, sản phẩm phù hợp với nhiều đối tượng, kể cả người ăn kiêng và tiểu đường.

Cách dùng hiệu quả được khuyến nghị từ nhà sản xuất:

  • Trẻ từ 6-14 tuổi: Uống 20ml/lần, mỗi ngày dùng 2 lần.

  • Trẻ trên 14 tuổi và người lớn: Uống 20ml/lần, mỗi ngày dùng 3 lần.

Hiện tại, khách hàng có thể mua Thiên Môn Bổ Phổi Premium mới tại các nhà thuốc trực tiếp. Ngoài ra, mọi người có thể đặt hàng trực tuyến chính hãng, nhiều ưu đãi tại:

Trong bài viết trên, khách hàng đã tìm hiểu nguyên nhân ho bị đau bụng dưới bên trái và cách giảm đau hiệu quả. Nếu cần được tư vấn chi tiết hơn, mọi người có thể liên hệ với dược sĩ Titafa qua số 1900 2163 nhé!