Vậy nằm xuống là ngứa cổ ho nguy hiểm không và khắc phục như thế nào? Mời khách hàng cùng Titafa tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Viêm xoang là tình trạng viêm nhiễm ở các xoang cạnh mũi do vi khuẩn, virus hoặc phản ứng dị ứng gây ra. Căn bệnh này làm cho niêm mạc xoang tiết dịch nhiều, dẫn đến tắc nghẽn và chảy dịch xuống họng. Vậy nên khi nằm, dịch nhầy chảy xuống vùng hầu họng, kích thích niêm mạc cổ họng gây ngứa và gây ho.
Viêm xoang gây ngứa cổ họng ho về đêm có đờm
Đặc trưng của xoang là cơn ho thường nặng hơn vào ban đêm do lượng dịch tích tụ nhiều hơn trong lúc ngủ. Ngoài ra, một số dấu hiệu khác nhận biết viêm xoang là:
Nghẹt mũi, kèm theo chảy nước mũi đặc màu vàng hoặc xanh lá.
Đau nhức vùng trán, quanh mắt hoặc xung quanh hai bên má.
Cảm giác nặng đầu, đau đầu khi cúi xuống bất chợt.
Hơi thở có mùi hôi lạ do dịch ứ đọng lâu trong xoang.
Ho kéo dài, nhất là vào ban đêm khi nằm.
Viêm phế quản là tình trạng viêm nhiễm niêm mạc phế quản (đường ống dẫn khí chính vào phổi). Bệnh có thể do virus, vi khuẩn hoặc các tác nhân kích thích mạnh như khói bụi, ô nhiễm gây nên. Viêm phế quản cũng làm tăng tiết dịch nhầy trong đường hô hấp, vậy nên khi nằm người bệnh dễ bị ngứa cổ và ho.
Điểm khác biệt của viêm phế quản và viêm xoang là cơn ho kéo dài, thường là ho khan hoặc ho có đờm. Ngoài ra, các dấu hiệu để nhận biết người bệnh viêm phế quản là:
Ho nhiều, thi thoảng hoặc liên tục xuất hiện đờm trắng, vàng và xanh.
Khó thở nhẹ, cảm giác tức ngực đặc biệt là khi nằm xuống.
Mệt mỏi, sốt nhẹ (trong trường hợp nguyên nhân do nhiễm trùng).
Khò khè khi thở, nhất là ban đêm hoặc sáng sớm.
Viêm phổi là tình trạng nhiễm trùng nhu mô phổi 1 phần hoặc trên diện rộng, nguyên nhân do vi khuẩn, virus hoặc nấm gây ra. Trong số các bệnh lý liên quan đến đường hô hấp, đây là căn bệnh nguy hiểm cần được phát hiện và điều trị sớm.
Viêm phổi gây ho
Vậy tại sao viêm phổi lại gây ho ngứa cổ khi nằm? Viêm phổi làm tổn thương phổi, kích thích phản xạ ho để đẩy đờm và vi khuẩn ra ngoài. Khi nằm, dịch viêm dồn xuống đáy phổi, làm tăng phản xạ ho, khó thở và ngứa cổ họng (do phản xạ ho tạo thành). Một số dấu hiệu khác nhận biết viêm phổi từ sớm là:
Ho nhiều, có đờm màu vàng, xanh hoặc đờm lẫn máu.
Sốt cao, ớn lạnh, đổ ra nhiều mồ hôi.
Khó thở, thở gấp, tím tái (trong trường hợp nặng).
Đau ngực, đặc biệt khi ho hoặc hít thở sâu, cũng có thể khó hít sâu.
Hen suyễn là bệnh lý mạn tính gây viêm và hẹp đường thở, khiến người mắc bệnh cảm thấy khó thở, dễ tái phát ho. Đường hô hấp của người bị hen suyễn nhạy cảm hơn vào ban đêm, dễ bị kích thích bởi không khí lạnh hoặc tư thế nằm. Chính vì vậy, mọi người sẽ thấy ngứa rát họng, thở khò khè, đặc biệt vào khoảng 2-4 giờ sáng.
Các dấu hiệu nhận biết và phân biệt hen suyễn với các bệnh lý khác về đường hô hấp là:
Ho kéo dài, chủ yếu về đêm.
Khó thở, thở khò khè.
Cảm giác tức ngực, khó chịu khi hít thở sâu hoặc khó khăn khi hít sâu.
Ho tăng khi tiếp xúc với khói bụi, lông động vật hoặc thời tiết thay đổi.
Dị ứng là phản ứng quá mức của hệ miễn dịch khi tiếp xúc với các tác nhân kích thích như phấn hoa, bụi nhà, lông thú cưng,... Khi nằm, đường thở tiếp xúc nhiều hơn với các tác nhân gây dị ứng có trong chăn, gối, nệm nên gây ho, ngứa họng. Người bị dị ứng ho không có đờm, không có hiện tượng sốt hay đau nhức cơ thể.
Người bệnh bị ho ngứa cổ do dị ứng
Cảm cúm và cảm lạnh đều là tình trạng do virus gây ra, ảnh hưởng đến đường hô hấp trên, kéo dài từ 5-10 ngày. Khi nằm, niêm mạc họng bị kích thích do viêm, kết hợp với dịch mũi chảy xuống cổ họng gây ho. Hiện tượng ho ngứa họng có thể kéo dài vài ngày ngay cả sau khi khỏi bệnh.
Ngoài các nguyên nhân trực tiếp trên, những nguyên nhân gián tiếp khiến mọi người cảm thấy ho ngứa cổ là:
Trào ngược dạ dày thực quản: Axit từ dạ dày trào lên thực quản khi nằm sẽ kích thích niêm mạc họng, gây ho.
Không khí khô: Nếu thời tiết khô hanh, không khí quá khô cũng làm cho cổ họng khô ngứa, kích thích phản ứng ho.
Tác dụng phụ của thuốc: Một số loại thuốc điều trị huyết áp (nhóm ức chế men chuyển ACE) có thể gây ho kéo dài, đặc biệt vào ban đêm.
Đa phần các trường hợp nằm xuống là ngứa cổ ho không quá nguy hiểm, tuy nhiên mọi người vẫn phải lưu ý. Nếu ho do dị ứng, viêm xoang hoặc cảm lạnh thông thường, triệu chứng có thể tự thuyên giảm khi điều trị đúng cách. Các trường hợp đáng lo ngại là khi ho kèm theo khó thở, đau ngực, sốt cao hoặc ho ra máu.
Tuy không phải trường hợp nào cũng nguy hiểm, nhưng ho khi nằm lại ảnh hưởng lớn đến giấc ngủ và sinh hoạt. Nhiều người bệnh bị mất ngủ, khó chịu khi nói chuyện và ảnh hưởng đến công việc, sinh hoạt hàng ngày. Do đó, mọi người vẫn nên tìm hiểu những cách giúp giảm ho ngứa họng khi nằm.
Nằm xuống là ngứa cổ ho nguy hiểm không?
Dưới đây là các biện pháp giúp giảm ho và ngứa cổ họng vào ban đêm hiệu quả mà không cần dùng thuốc:
Kê cao gối khoảng 15-20cm để hạn chế dịch mũi chảy xuống cổ họng và giảm áp lực lên đường hô hấp.
Dùng máy tạo độ ẩm trong phòng ngủ để tránh không khí khô kích thích cổ họng, đặc biệt khi trời hanh.
Súc miệng bằng nước muối ấm trước khi ngủ hoặc uống 1 tách trà ấm pha với mật ong.
Giặt chăn, gối thường xuyên để loại bỏ bụi bẩn, lông thú cưng, tác nhân gây dị ứng.
Nước muối có tính sát khuẩn, giúp loại bỏ vi khuẩn và làm dịu cổ họng bị kích thích rất hiệu quả. Cách thực hiện:
Pha 1/2 thìa cà phê muối hạt với một cốc nước ấm.
Súc miệng trong khoảng 30 giây, lặp lại 2-3 lần/ngày, đặc biệt trước khi ngủ.
Mật ong có đặc tính kháng khuẩn, chống viêm, được rất nhiều người sử dụng để làm dịu cổ họng và giảm ho hiệu quả. Cách thực hiện:
Pha 1-2 thìa mật ong nguyên chất vào cốc nước ấm.
Uống vào buổi tối trước khi đi ngủ để làm dịu cổ họng hoặc vào buổi sáng.
Chanh chứa vitamin C và axit citric giúp sát khuẩn, tiêu viêm và giảm kích ứng cổ họng khi dùng lượng vừa đủ. Mọi người có thể pha 1 thìa nước cốt chanh với 1 thìa mật ong để uống hoặc cắt lát chanh, rắc chút muối lên rồi ngậm trong miệng khoảng 5-10 phút. Tuy nhiên, với ai bị ho ngứa cổ do trào ngược dạ dày thì không nên sử dụng chanh để giảm ho.
Cách trị ngứa cổ họng, ho về đêm bằng chanh
Các loại trà thảo mộc như gừng, trà cam thảo, trà bạc hà giúp làm dịu cổ họng hiệu quả và dễ tìm, dễ sử dụng. Khi dùng, mọi người chỉ cần lấy lát gừng, cam thảo hoặc vài lá bạc hà thả vào nước nóng, uống khi còn ấm. Để phát huy hiệu quả tốt hơn, mọi người có thể thêm chút mật ong vào trà thảo mộc khi ấm.
Ho kéo dài, ngứa rát cổ họng không chỉ gây khó chịu mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Chính vì thế, nhiều khách hàng đã tin tưởng lựa chọn Thiên Môn Bổ Phổi Premium để hỗ trợ giảm ho hiệu quả. Sản phẩm được sản xuất trên dây truyền đạt chuẩn GMP và đã được Bộ Y tế cấp phép.
Nhà sản xuất: Công ty Cổ phần Titafa
Xuất xứ: Việt Nam
Thiên Môn Bổ Phổi Premium được bào chế từ 13 loại thảo dược có công dụng hỗ trợ giảm ho hiệu quả. Ví dụ như Thiên Môn Đông, Mạch Môn Đông, Trần Bì, Bách Bộ, Lá Thường Xuân,... Đặc biệt, trong bảng thành phần nổi bật nhất là hoạt chất AP-Bio độc quyền (chiết xuất Xuyên Tâm Liên từ Ấn Độ).
Sử dụng Thiên Môn Bổ Phổi Premium hỗ trợ giảm ho
Chính vì vậy, Thiên Môn Bổ Phổi Premium có công dụng hỗ trợ giảm ho, bổ phổi, sử dụng phù hợp cho trẻ từ 6 tuổi trở lên và người lớn. Sản phẩm không chứa đường, vậy nên người ăn kiêng hoặc tiểu đường cũng có thể an tâm sử dụng. Hiện tại, Thiên Môn Bổ Phổi Premium đang bán với mức giá ưu đãi, khách hàng có thể mua tại:
Website: Titafa.com
Hotline: 1900 2163
Qua bài viết trên, khách hàng đã tìm hiểu về nguyên nhân và cách khắc phục của hiện tượng nằm xuống là ngứa cổ ho. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, hãy nhanh tay liên hệ với dược sĩ Titafa để được tư vấn chi tiết nhé!
Siro ho là sự lựa chọn phổ biến của nhiều người khi gặp phải các cơn ho dai dẳng khó chịu.
Siro ho là phương án phổ biến được nhiều người lựa chọn để hỗ trợ giảm ho, làm dịu cổ họng và cải thiện sức khỏe hô hấp.
Siro ho là loại thuốc không kê đơn phổ biến được nhiều người dùng để giảm các triệu chứng ho do nhiều nguyên nhân khác nhau. Mặc dù mang lại hiệu quả nhanh chóng, nhưng sử dụng siro ho không...
Siro ho là một trong những sản phẩm được nhiều người tìm đến khi gặp phải các triệu chứng ho, đau rát cổ họng, đờm khó chịu.
Giảm ho do cảm lạnh dễ dàng tại nhà nhờ 4 phương pháp dân gian an toàn, hỗ trợ phục hồi nhanh và phòng biến chứng hô hấp.