Thông tin sức khỏe

Nếu bạn thường xuyên ngáy ngủ, hãy thử những cách sau

Ngáy có thể làm gián đoạn giấc ngủ của bạn và của bạn đời. Nhưng bên cạnh việc gây khó chịu, nó có thể cho thấy tình trạng sức khỏe nghiêm trọng. Vậy ngáy ngủ là gì và làm thế nào để giảm tình trạng ngáy ngủ, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Ngáy ngủ là gì?

Ngáy là tiếng thở ổn ào khi bạn ngủ, tình trạng ngáy ngủ phổ biến có thể xảy ra ở bất kỳ ai, dù  là nam hay nữ, tình trạng ngáy ngủ thường gặp phổ biến hơn ở những người thừa cân hoặc nam giới.

Ngáy ngủ mặc dù không phải là vấn đề nghiêm trọng nhưng sẽ ảnh hưởng hoặc làm gián đoạn giấc ngủ của bạn hoặc bạn ngủ cùng giường với bạn.

Ngáy ngủ

Nguyên nhân ngáy ngủ

Ngáy ngủ xảy ra khi luồng không khí qua miệng và mũi của bạn bị tắc nghẽn, như:

  • Đường thở mũi bị tắc ngẽn: Một số người chỉ ngáy ngủ khi bị dị ứng hoặc khi họ bị nhiễm trùng xoang. Các vấn đề trong mũi như lệch vách ngăn (khi bức tường ngăn cách một bên lỗ mũi với bên kia lệch tâm) hoặc polyp mũi cũng có thể làm tắc nghẽn đường thở của bạn.
  • Cơ cổ họng và lưỡi kém trương lực: cơ cổ họng và lưỡi khi thư giãn quá mức, điều này làm cho đường thở của bạn trở nên hẹp.
  • Mô cổ họng phình to: thông thường xảy ra ở những người thừa cân hoặc với những trẻ có amidan lớn và vòm họng lớn làm cho dễ ngáy khi ngủ.
  • Vòm miệng mềm dài và hoặc uvula (mô lủng lẳng phía sau miệng) có thể thu hẹp lỗ mở từ mũi đến cổ họng, khi bạn thở, điều này khiến chúng rung và va đập vào nhau và đường thở bị tắc nghẽn.
  • Sử dụng rượu hay thuốc lá cũng có thể làm cho cơ lưỡi và cổ họng của bạn thư giãn quá mức và dẫn đến chứng ngáy ngủ.
  • Vị trí lúc nằm ngủ: Nằm ngửa khi ngủ có thể khiến bạn ngủ ngáy.
  • Mất ngủ cũng có thể làm cơ cổ họng giãn ra quá nhiều nếu bạn ngủ không đủ giấc và điều này góp phần khiến bạn thường xuyên ngáy khi ngủ.

Vậy làm thế nào để khắc phục và hạn chế chứng ngáy khi ngủ?

Biện pháp khắc phục chứng ngáy ngủ

Giảm cân nếu bạn thừa cân

Giảm cân nếu bạn thừa cân

Giảm cân sẽ giúp giảm lượng mô trong cổ họng có thể gây ra chứng ngáy ngủ của bạn. Bạn có thể giảm cân bằng cách giảm lượng calo bằng cách ăn cá phần ăn nhỏ hơn và ăn nhiều thực phẩm lành mạnh hơn. Duy trì tập luyện thể dục đều đặn hàng ngày.

Ngủ ngiêng

Nằm ngủ nghiêng

Nằm ngửa khi ngủ đôi khi khiến lưỡi di chuyển về phía sau cổ họng, điều này phần nào làm cản trở luồng không khí đi qua cổ họng. Ngủ ngiêng sẽ giúp phần không khí lưu thông dễ dàng và giảm hoặc chấm dứt tình trạng ngáy ngủ.

Nâng cao đầu khi ngủ

Ngân cao đầu khi ngủ có thể giúp giảm chứng ngáy của bạn bằng cách giữ cho đường thở luôn được thông thoáng.

Nâng cao đầu khi ngủ

Sử dụng miếng dan mũi hoặc dụng cụ làm giãn mũi bên ngoài

Miếng dãn mũi dạng dính có thể được đặt trên sống mũi để giúp tăng khoảng trống trong đường mũi, điều này có thể làm cho hơi thở của bạn hiệu quả hơn và giảm chứng ngáy ngủ của bạn.

Hạn chế hoặc tránh uống rượu trước khi ngủ

Rượu có thể làm giãn cơ cổ họng và gây ngủ ngáy, vì vậy để có giấc ngủ ngon bạn nên cố gắng không uống rượu hoặc ít nhất hai giờ trước khi đi ngủ.

Ngừng hút thuốc

Ngừng hút thuốc

Hút thuốc lá là thói quen không lành mạnh có thể làm tăng thêm tình trạng ngủ ngáy của bạn. Bạn có thể bỏ thuốc lá bằng các biện pháp dùng viên cai thuốc lá hoặc keo cao su,…

Ngủ đủ giấc

 Đảm bảo giấc ngủ đủ từ 7 đến 8 tiếng mỗi đêm sẽ góp phần giúp bạn hạn chế được tình trạng ngáy ngủ.

Sử dụng thiết bị răng miệng

Thiết bị răng miệng phổ biến là “Khẩu trang nha khoa”, khẩu trang này có thể giúp giữ cho các đường dẫn khí của bạn luôn được thông thoáng, giúp bạn thở dễ dàng hơn, và góp phần giúp bạn ngăn ngừa được chứng ngáy khi ngủ.

Sử dụng thiết bị răng miệng khẩu trang nha khoa

Sử dụng máy CPAP (áp lực đường thở dương liên tục)

Máy áp lực dương liên tục giúp hỗ trợ điều trị chứng ngưng thở khi ngủ và có thể làm giảm chứng ngáy ngủ bằng cách thổi không khí vào đường thở khi bạn ngủ.

Ngáy ngủ dường như không phải là vấn đề quá nghiêm trọng, ngáy có thể làm gián đoạn giấc ngủ của bạn hoặc mọi người xung quanh, hoặc đối khi sẽ gây khó chịu và còn có thể gặp phải chứng ngừng thở khi ngủ, vì vậy hãy gặp bác sĩ nếu bạn có những dấu hiệu bất thường nào đó với cơ thể của bạn.

Chúc bạn có một giấc ngủ ngon lành và không phải gặp các chứng ngáy ngủ nào nữa nhé!

Tham khảo

healthline.com/health/snoring-remedies

webmd.com/sleep-disorders/sleep-apnea/snoring