Thông tin sức khỏe

4 Biện Pháp Tự Nhiên Giúp Giảm Ho Do Cảm Lạnh Tại Nhà

Giảm ho do cảm lạnh dễ dàng tại nhà nhờ 4 phương pháp dân gian an toàn, hỗ trợ phục hồi nhanh và phòng biến chứng hô hấp.

Ho do cảm lạnh là triệu chứng rất thường gặp, đặc biệt vào những thời điểm giao mùa. Tuy không nguy hiểm, nhưng nếu không xử lý đúng cách có thể kéo dài và gây khó chịu. Ngoài việc sử dụng thuốc, nhiều người ưu tiên lựa chọn các biện pháp tự nhiên vừa an toàn, vừa hiệu quả trong việc giảm ho do cảm lạnh. Trong bài viết này, hãy cùng dược sĩ Titafa tìm hiểu 4 phương pháp giảm ho đơn giản tại nhà, dễ thực hiện nhé.

Phân biệt ho do cảm lạnh và ho do viêm phổi

Ho do cảm lạnh là gì?

Ho do cảm lạnh là phản xạ tự nhiên của cơ thể nhằm loại bỏ chất kích thích hoặc virus gây viêm nhiễm ở đường hô hấp trên. Đây là tình trạng thường xuất hiện sau khi cơ thể bị nhiễm lạnh, kèm theo các biểu hiện như hắt hơi, nghẹt mũi, đau họng. Đặc điểm của ho cảm lạnh là xuất hiện nhiều vào ban đêm, khi không khí trở nên lạnh hơn và đường thở bị co thắt nhẹ do nhiệt độ thay đổi.

Ho do cảm thường xuất hiện sau khi cơ thể bị nhiễm lạnh, kèm hắt hơi, sổ mũi,...

Ho do cảm thường xuất hiện sau khi cơ thể bị nhiễm lạnh, kèm hắt hơi, sổ mũi,...

Tuy không phải là dấu hiệu nghiêm trọng, nhưng nếu ho kéo dài hoặc đi kèm các triệu chứng như sốt cao, đờm đặc màu xanh vàng, khó thở hay đau ngực, rất có thể đã tiến triển sang viêm nhiễm nặng hơn như viêm phổi. Việc chăm sóc đúng cách, kết hợp nghỉ ngơi, tăng cường sức đề kháng và áp dụng các biện pháp giảm ho tự nhiên là điều cần thiết để kiểm soát tình trạng này trước khi trở nên phức tạp hơn.

Phân biệt ho do cảm lạnh và ho do viêm phổi

Ho là biểu hiện chung của nhiều bệnh lý đường hô hấp, nhưng để phân biệt giữa ho do cảm lạnh và ho do viêm phổi, mọi người cần đặc biệt lưu ý đến mức độ nghiêm trọng và các triệu chứng đi kèm. Ho do cảm lạnh thường khởi phát nhẹ nhàng, kèm theo hắt hơi, sổ mũi, đau họng, và nếu có sốt thì cũng chỉ thoáng qua và không quá cao. 

Cơn ho thường nặng hơn vào ban đêm, đờm loãng màu trắng và dễ khạc ra. Khi được chăm sóc đúng cách, các triệu chứng này sẽ thuyên giảm trong vòng một tuần mà không để lại biến chứng đáng lo ngại. Ngược lại, ho do viêm phổi thường kèm theo sốt cao kéo dài, ớn lạnh, khó thở, tức ngực và mệt mỏi toàn thân. Đặc biệt, ho kèm theo đờm đặc màu vàng hoặc xanh, và có thể xuất hiện đau ngực rõ rệt khi hít thở sâu. 

Ở trẻ nhỏ, viêm phổi thường gây thở rút lõm ngực, khò khè, quấy khóc và bỏ bú, trong khi người cao tuổi lại có biểu hiện âm thầm, dễ bị nhầm lẫn với cảm lạnh thông thường. Nhận diện chính xác sự khác biệt giữa hai dạng ho này sẽ giúp người bệnh có hướng xử trí phù hợp, tránh những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.

Cần phân biệt ho do cảm lạnh và ho do viêm phổi để có hướng khắc phục đúng

Cần phân biệt ho do cảm lạnh và ho do viêm phổi để có hướng khắc phục đúng

4 biện pháp tự nhiên giúp giảm ho do cảm lạnh hiệu quả

Dùng mật ong

Mật ong không chỉ là nguyên liệu quen thuộc trong gian bếp mà còn là “kháng sinh tự nhiên” giúp hỗ trợ làm dịu cổ họng và giảm ho rõ rệt. Nhờ vào thành phần giàu chất chống oxy hóa, các enzyme, vitamin và khoáng chất thiết yếu, mật ong có khả năng hỗ trợ ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây viêm họng và làm lành niêm mạc bị tổn thương. 

Theo một nghiên cứu tổng hợp của các nhà khoa học Anh vào năm 2021, mật ong có hiệu quả hơn các biện pháp điều trị thông thường trong việc làm giảm mức độ và tần suất ho, đặc biệt ở những trường hợp ho do nhiễm trùng đường hô hấp trên. 

Vì vậy, mọi người có thể sử dụng mật ong bằng nhiều cách như pha với chanh ấm, hấp cùng lá hẹ hoặc quất, hay đơn giản là dùng trực tiếp vào buổi sáng và tối. Tuy nhiên, tuyệt đối không nên dùng cho trẻ dưới 1 tuổi vì nguy cơ ngộ độc botulinum.

Mật ong được ví như kháng sinh tự nhiên giúp hỗ trợ làm dịu, giảm ho an toàn

Mật ong được ví như kháng sinh tự nhiên giúp hỗ trợ làm dịu, giảm ho an toàn

Gừng

Gừng là trợ thủ đắc lực trong việc đẩy lùi cơn ho do cảm lạnh và được nhiều người thường xuyên dùng làm cách trị ho cảm tại nhà. Các hoạt chất như gingerol và shogaol trong gừng có tác dụng chống viêm, giúp thư giãn các cơ trơn đường hô hấp và giảm kích thích gây ho. 

Ngoài ra, đặc tính kháng khuẩn của gừng cũng hỗ trợ tiêu diệt các vi sinh vật có hại trong cổ họng. Một tách trà gừng ấm mỗi sáng hoặc tối, hoặc kết hợp gừng với sả, chanh và mật ong là lựa chọn tuyệt vời để hỗ trợ làm dịu cổ họng và cải thiện tình trạng ho mà không cần dùng đến thuốc.

Gừng hỗ trợ tiêu diệt các vi sinh vật có hại trong cổ họng

Gừng hỗ trợ tiêu diệt các vi sinh vật có hại trong cổ họng

Rễ cây thục quỳ

Rễ cây thục quỳ từ lâu đã được y học cổ truyền ưa chuộng nhờ khả năng làm dịu niêm mạc họng bị viêm và giảm cảm giác ngứa rát gây ho. Loại rễ này đặc biệt giàu chất nhầy, là một hợp chất dạng gel tự nhiên có khả năng tạo lớp phủ bảo vệ lên thành họng, ngăn chặn kích ứng tiếp tục lan rộng.

Một nghiên cứu tại Mỹ vào năm 2020 cho thấy chiết xuất từ rễ cây thục quỳ không chỉ có tác dụng kháng viêm và chống oxy hóa mạnh mẽ mà còn giảm đau tương đương với diclofenac - một loại thuốc giảm đau phổ biến. Điều này mở ra tiềm năng sử dụng thảo dược này như một giải pháp tự nhiên nhưng hiệu quả trong hỗ trợ kiểm soát ho do cảm lạnh.

Mọi người có thể sử dụng rễ thục quỳ dưới dạng trà thảo mộc hoặc viên chiết xuất. Để tối ưu hiệu quả, nên ngâm thảo mộc khô trong nước ấm ít nhất 30 phút. Khi thời gian ngâm càng lâu, lượng chất nhầy tiết ra càng nhiều. Lưu ý, một số người có thể gặp hiện tượng đầy bụng nhẹ, vì vậy hãy bổ sung nước đầy đủ khi sử dụng.

Rễ cây thục quỳ hỗ trợ làm dịu niêm mạc họng

Rễ cây thục quỳ hỗ trợ làm dịu niêm mạc họng

Cỏ xạ hương

Được biết đến nhiều trong các món Âu nhờ mùi thơm nồng nàn, cỏ xạ hương thực ra còn là một trong những loại dược liệu quý trong điều trị các chứng ho, viêm họng và viêm phế quản nhẹ. Những hợp chất sinh học trong cỏ xạ hương, đặc biệt là thymol, có đặc tính sát khuẩn, làm giãn cơ trơn đường hô hấp và giúp làm dịu những cơn ho do kích ứng. 

Một tổng quan nghiên cứu tại Đức năm 2015 đã xác nhận hiệu quả tích cực của loại thảo mộc này trong việc cải thiện triệu chứng ho, đồng thời các nghiên cứu gần đây còn cho thấy việc kết hợp cỏ xạ hương với lá thường xuân giúp cải thiện rõ rệt tình trạng viêm phế quản mạn.

Vì vậy, người dùng có thể sử dụng cỏ xạ hương bằng cách pha trà từ lá khô hoặc nhỏ vài giọt tinh dầu vào máy xông, vừa giúp thông mũi vừa hỗ trợ làm sạch đường thở. Hương thơm dễ chịu của nó cũng mang lại cảm giác thư giãn trong lúc cơ thể hồi phục.

Thymol trong cỏ xạ hương có đặc tính sát khuẩn, giúp làm dịu những cơn ho

Thymol trong cỏ xạ hương có đặc tính sát khuẩn, giúp làm dịu những cơn ho

Hỗ trợ trị ho do cảm lạnh với Thiên Môn Bổ Phổi Premium

Khi tiết trời chuyển lạnh, hệ hô hấp dễ trở thành “điểm yếu” bị tấn công bởi các tác nhân gây bệnh, gây ho, đau họng, nghẹt mũi hay đờm kéo dài trở nên phổ biến hơn bao giờ hết. Thiên Môn Bổ Phổi Premium là giải pháp chăm sóc toàn diện cho phổi, được kết hợp từ nhiều loại dược liệu thiên nhiên có giá trị dược học cao.

Điểm đặc biệt của Thiên Môn Bổ Phổi Premium chính là sự kết hợp hài hòa giữa 13 loại thảo dược – trong đó có những thành phần nổi bật như Xuyên Tâm Liên (AP-Bio), Lá Thường Xuân, Húng Chanh, Thiên Môn Đông hay Atiso. Các dược liệu này không chỉ hỗ trợ làm giảm phản xạ ho mà còn góp phần tăng cường sức đề kháng cho hệ hô hấp, giúp phòng ngừa và rút ngắn thời gian bị ho do lạnh.

Thiên Môn Bổ Phổi Premium - Giải pháp hỗ trợ trị ho do cảm lạnh an toàn

Thiên Môn Bổ Phổi Premium - Giải pháp hỗ trợ trị ho do cảm lạnh an toàn

Cụ thể, Xuyên Tâm Liên AP-Bio với hàm lượng hoạt chất Andrographolide cao, đã được nghiên cứu lâm sàng về khả năng chống viêm và hỗ trợ miễn dịch, giúp hỗ trợ làm dịu cơn ho và bảo vệ lớp niêm mạc hô hấp khỏi các tác nhân virus, vi khuẩn. Trong khi đó, Lá Thường Xuân chứa Saponin hỗ trợ làm loãng đờm và giãn cơ trơn phế quản - một trong những nguyên nhân gây ra cơn ho dai dẳng khi thời tiết lạnh.

Bên cạnh đó, các thảo dược như Húng Chanh và Mạch Môn Đông góp phần hỗ trợ làm dịu niêm mạc bị kích ứng, giảm cảm giác rát họng và khô cổ. Đặc biệt, thành phần Atiso trong công thức không chỉ hỗ trợ chống oxy hóa mà còn thúc đẩy khả năng thải độc, bảo vệ phổi trước các yếu tố có hại từ môi trường.

Thiên Môn Bổ Phổi Premium được bào chế dạng siro có vị thanh nhẹ, dễ hấp thu, thân thiện với cả trẻ nhỏ và người lớn tuổi. Không chứa đường hóa học, sản phẩm sử dụng Sorbitol tự nhiên, vừa đảm bảo vị ngọt dễ uống, vừa an toàn với người kiêng đường hay mắc bệnh chuyển hóa.

Cách dùng Thiên Môn Bổ Phổi Premium

  • Trẻ em từ 6 - 14 tuổi: Uống 20ml/lần, ngày 2 lần.

  • Trẻ em từ 14 tuổi trở lên và người lớn: Uống 20ml/lần, ngày 3 lần.

*Lưu ý: Sản phẩm không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc trị bệnh. Hiệu quả của sản phẩm còn phụ thuộc vào cơ địa của từng người.

Lưu ý khi trị ho cảm tại nhà chóng khỏi

Ho do cảm lạnh tuy không phải là bệnh lý nguy hiểm, nhưng nếu không chăm sóc đúng cách, cơn ho có thể kéo dài dai dẳng, gây mệt mỏi và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Những lưu ý quan trọng giúp mọi người hồi phục nhanh chóng và kiểm soát cơn ho hiệu quả ngay tại nhà như:

  • Giữ cơ thể đủ nước với nước ấm: Khi ho do cảm lạnh, cơ thể dễ bị mất nước qua hô hấp và tiết dịch nhầy. Việc uống đủ nước, đặc biệt là nước ấm giúp hỗ trợ làm dịu cổ họng, làm loãng đờm và hỗ trợ quá trình làm sạch đường hô hấp. Lưu ý, mọi người có thể thêm vài lát gừng hoặc một chút mật ong vào nước ấm để tăng cường hiệu quả làm dịu và kháng viêm.

  • Nghỉ ngơi đầy đủ: Khi cơ thể được thư giãn hoàn toàn, hệ miễn dịch mới có đủ điều kiện để chống lại virus gây bệnh. Hãy cố gắng ngủ đủ từ 7 - 9 tiếng mỗi đêm, hạn chế thức khuya và tránh sử dụng thiết bị điện tử trước khi ngủ để giấc ngủ sâu và chất lượng hơn.

  • Súc họng bằng nước muối đúng cách: Nước muối loãng là một "trợ thủ đắc lực" giúp làm sạch khoang họng, loại bỏ vi khuẩn và làm dịu niêm mạc bị viêm. Mọi người nên súc họng 2 - 3 lần mỗi ngày, đặc biệt sau khi ngủ dậy và trước khi đi ngủ.

  • Tăng độ ẩm không khí: Không khí khô, đặc biệt khi dùng điều hòa là kẻ thù của cổ họng nhạy cảm khi bị ho. Việc sử dụng máy xông hơi hoặc máy tạo độ ẩm sẽ giúp cổ họng không bị khô rát, đồng thời hỗ trợ làm dịu lớp niêm mạc bị tổn thương. Mọi người cũng có thể tận dụng cách xông hơi truyền thống tại nhà với một bát nước nóng, một chiếc khăn trùm đầu và vài giọt tinh dầu như bạc hà, khuynh diệp hay tràm để giảm nghẹt mũi và làm dịu cơn ho tự nhiên.

Ưu tiên nghỉ ngơi đầy đủ, súc họng nước muối,...

Ưu tiên nghỉ ngơi đầy đủ, súc họng nước muối,...

Ho do cảm lạnh khi nào cần đi khám tại bệnh viện?

Ho do cảm lạnh thường không nguy hiểm nếu được chăm sóc đúng cách. Nhưng khi các triệu chứng chuyển biến bất thường hoặc kéo dài không dứt, người bệnh cần thăm khám tại các cơ sở y tế để tìm ra nguyên nhân và có hướng khắc phục đúng. Một số dấu hiệu mọi người cần đi viện, cụ thể:

  • Sốt kéo dài, không đáp ứng thuốc: Cảm lạnh thông thường có thể gây sốt nhẹ. Nhưng nếu sốt cao liên tục trên 38,5°C, kéo dài trên 2 - 3 ngày hoặc không hạ dù đã dùng thuốc, đó là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang đối mặt với những bệnh lý nghiêm trọng hơn. Đặc biệt, nếu cơn sốt quay trở lại sau khi đã hạ, mọi người cần cảnh giác, vì đây có thể là biểu hiện của tình trạng bội nhiễm.

  • Khó thở, khò khè, đau tức ngực: Cảm lạnh không thường gây khó thở. Do đó, nếu cảm thấy lồng ngực nặng nề, thở gấp, khò khè hoặc đau rát vùng ngực, đừng chần chừ hay đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám.

  • Ho kéo dài, ho kèm máu hoặc đờm bất thường: Một cơn ho do cảm lạnh thông thường sẽ giảm dần sau khoảng  5 - 7  ngày. Nhưng nếu ho không dứt, ho ngày càng dữ dội hơn, xuất hiện đờm đặc màu vàng/xanh hoặc thậm chí có máu, thì mọi người cần đi khám ngay.

  • Nghẹt mũi, đau đầu kéo dài bất thường: Cảm lạnh gây nghẹt mũi và đau đầu nhẹ là điều thường gặp. Tuy nhiên, nếu mũi tắc nghẽn hoàn toàn, cảm giác nặng ở vùng xoang mặt kèm theo đau đầu âm ỉ không dứt, nhiều khả năng người bệnh đang bị viêm xoang cấp. Không điều trị kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng lan rộng hoặc mất khứu giác.

  • Da tái nhợt, môi tím, trẻ em sốt cao: Một trong những dấu hiệu nguy hiểm ít người để ý là sự thay đổi màu sắc da, môi và móng tay. Tình trạng này đặc biệt nguy hiểm ở trẻ em. Ngoài ra, nếu trẻ sốt trên 40°C, hoặc dưới 3 tháng tuổi mà có bất kỳ mức sốt nào, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám ngay lập tức để tránh các biến chứng như co giật do sốt cao.

Bài viết trên, Titafa đã gợi ý một số cách giảm ho do cảm lạnh an toàn và hiệu quả ngay tại nhà. Nếu triệu chứng ho do cảm vẫn kéo dài liên tục, kèm theo dấu hiệu bất thường, hãy chủ động thăm khám tại các cơ sở y tế để được kiểm tra và có hướng điều trị đúng. Nếu còn điều gì thắc mắc, hãy liên hệ tới hotline 1900 2163 để được dược sĩ Titafa hỗ trợ chi tiết hơn nhé.