Vậy ho do cảm lạnh uống thuốc gì để nhanh khỏi? Hãy cùng Titafa tìm hiểu các loại thuốc và phương pháp điều trị hiệu quả trong bài viết sau đây.
Ho do cảm lạnh thường tự thuyên giảm sau vài ngày, nhưng các triệu chứng ho có thể kéo dài và gây khó chịu. Nhưng để hỗ trợ giảm ho nhanh, tăng cường sức khoẻ hệ hô hấp, mọi người có thể tham khảo một số bài thuốc sau:
Các loại thuốc không kê đơn như thuốc giảm ho, long đờm hoặc siro thảo dược có thể giúp làm dịu cổ họng và kiểm soát cơn ho hiệu quả. Ngoài ra, thuốc kháng histamin hoặc thuốc giảm đau hạ sốt cũng được sử dụng trong một số trường hợp để hỗ trợ điều trị cảm lạnh toàn diện.
Tuy nhiên, khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào cũng cần có sự tư vấn, chỉ định của bác sĩ, dược sĩ để đảm bảo an toàn.
Tìm hiểu và sử dụng các loại thuốc không kê đơn khi bị ho do cảm lạnh
Bên cạnh thuốc Tây, một số bài thuốc từ mẹo dân gian từ nguyên liệu thiên nhiên dưới đây cũng là cách an toàn, lành tính giúp giảm ho hiệu quả mà mọi người có thể tham khảo.
Mật ong và gừng: Giã nát một củ gừng nhỏ, lọc lấy nước cốt rồi pha với 1-2 thìa mật ong và nước ấm. Uống 2-3 lần/ngày để giảm ho.
Trà chanh mật ong: Pha một cốc nước ấm, vắt 1/2 quả chanh và thêm 1-2 thìa mật ong, khuấy đều và uống ấm mỗi sáng.
Tỏi: Giã nát 1 củ tỏi đã bóc vỏ trộn cùng 1 thìa mật ong, mang đi hấp cách thuỷ trong vòng 10 phút, để nguội và uống 2 - 3 lần/ngày.
Nhiều bài thuốc hỗ trợ giảm ho do cảm lạnh tự nhiên
Ngoài các biện pháp trên, sử dụng Thiên Môn Bổ Phổi Premium là một cách hỗ trợ hiệu quả trong điều trị ho do cảm lạnh. Sản phẩm chứa thành phần thảo dược tự nhiên như Xuyên Tâm Liên, Thiên Môn Đông, Mạch Môn Đông và các dược liệu từ thiên nhiên, giúp hỗ trợ giảm ho, long đờm, làm dịu cổ họng và bảo vệ phổi.
Với công thức an toàn, không chứa đường, sản phẩm phù hợp cho nhiều đối tượng, kể cả người bị tiểu đường. Sử dụng đúng liệu trình sẽ giúp người dùng hỗ trợ giảm nhanh triệu chứng ho, tăng cường đề kháng và ngăn ngừa tái phát hiệu quả.
Hỗ trợ giảm ho hiệu quả khi sử dụng Thiên Môn Bổ Phổi Premium
Lưu ý: Sản phẩm không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc trị bệnh. Hiệu quả sản phẩm sẽ tuỳ thuộc vào cơ địa người sử dụng.
Bên cạnh việc sử dụng thuốc và các bài thuốc dân gian, dưới đây cũng là một số phương pháp giúp hỗ trợ giảm ho tại nhà mà mọi người có thể tham khảo thêm và áp dụng:
Xông hơi là một phương pháp đơn giản nhưng mang lại hiệu quả rõ rệt trong việc hỗ trợ giảm ho và nghẹt mũi. Hơi nước nóng giúp làm loãng dịch nhầy, giữ ẩm cho niêm mạc họng và giúp bạn thở dễ dàng hơn.
Cách thực hiện: Chuẩn bị một nồi nước sôi, thêm vào các loại thảo dược như sả, gừng, lá bưởi hoặc bạc hà. Dùng khăn trùm kín đầu và hít hơi nước trong khoảng 10-15 phút. Thực hiện mỗi ngày một lần sẽ giúp hỗ trợ cổ họng dịu hơn và giảm ho hiệu quả.
Xông hơi giúp hỗ trợ giảm ho hiệu quả
Súc miệng bằng nước muối là cũng là cách làm quen thuộc giúp hỗ trợ loại bỏ vi khuẩn, giảm viêm nhiễm và hạn chế sự phát triển của virus trong cổ họng. Khi bị ho, việc duy trì thói quen này sẽ giúp cổ họng thông thoáng hơn, giảm cảm giác ngứa rát và khó chịu.
Cách thực hiện: Hòa tan 1/2 thìa cà phê muối vào một cốc nước ấm, súc miệng khoảng 30 giây rồi nhổ ra. Nên thực hiện ít nhất 2 lần mỗi ngày, đặc biệt là vào buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ.
Tăng hiệu quả giảm ho khi súc miệng bằng nước muối
Chế độ dinh dưỡng có vai trò quan trọng trong quá trình hồi phục của cơ thể. Vậy nên, khi bị ho do cảm lạnh, mọi người nên chú ý đến chế độ ăn uống như sau:
Thực phẩm nên bổ sung: Trái cây giàu vitamin C (cam, bưởi, kiwi), gừng, mật ong, tỏi, trà ấm….
Thực phẩm cần hạn chế: Đồ ăn cay nóng, dầu mỡ, thực phẩm lạnh, nước có gas hoặc rượu bia vì có thể làm tình trạng ho trở nên nghiêm trọng hơn.
Khi bị cảm lạnh kèm theo ho, cơ thể cần được nghỉ ngơi và chăm sóc đúng cách để nhanh chóng hồi phục. Vậy nên, trong giai đoạn này mọi người nên:
Giữ ấm cơ thể, đặc biệt là vùng cổ và ngực khi thời tiết lạnh.
Uống nhiều nước để làm loãng đờm và giúp niêm mạc họng không bị khô.
Nghỉ ngơi đầy đủ, tránh thức khuya hoặc làm việc quá sức, vì hệ miễn dịch cần thời gian để chiến đấu với virus.
Tăng cường nghỉ ngơi hợp lý khi bị ho do cảm lạnh
Ho do cảm lạnh có thể kéo dài nhiều ngày và gây không ít phiền toái trong sinh hoạt. Để giảm nhanh triệu chứng và hỗ trợ quá trình hồi phục, mọi người có thể áp dụng một số lời khuyên sau đây:
Không tự ý dùng thuốc Tây y nếu không có chỉ định của bác sĩ, dược sĩ.
Theo dõi các triệu chứng cơ thể trước và sau khi dùng thuốc ho để đánh giá kết quả.
Tuỳ vào tình trạng ho để lựa chọn phương pháp phù hợp, nếu ho nhẹ có thể dùng các bài thuốc tự nhiên, sản phẩm hỗ trợ như Thiên Môn Bổ Phổi Premium, nếu trở nặng có thể dùng thuốc Tây y theo chỉ định.
Tình trạng ho kéo dài, không thuyên giảm dù đã uống thuốc cần đến ngay cơ sở y tế để được kiểm tra và đưa ra hướng điều trị phù hợp.
Nếu mọi người đang băn khoăn ho do cảm lạnh uống thuốc gì để mau khỏi, hãy cân nhắc kết hợp giữa thuốc Tây y, mẹo dân gian và chăm sóc sức khỏe đúng cách mà Titafa đã chia sẻ trên. Nếu triệu chứng kéo dài hoặc trở nặng, đừng quên tham khảo ý kiến bác sĩ để có hướng điều trị hiệu quả nhất nhé.
Ho khó thở là một triệu chứng thường gặp, có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm bệnh hô hấp, dị ứng hoặc các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn.
Giấc ngủ đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe thể chất và tinh thần, được xem là giai đoạn “chữa lành” của con người. Tuy nhiên, nhiều người thường xuyên bị ảnh hưởng bởi...
Ho đờm xanh thường là dấu hiệu của nhiễm trùng đường hô hấp, do vi khuẩn hoặc virus gây ra.
Ho khi nào cần nhập viện? Đừng chủ quan với ho kéo dài, ho ra máu hay kèm khó thở. Tìm hiểu ngay dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm và cách xử lý an toàn.
Ngứa cổ họng ho nhiều ban đêm không chỉ gây khó chịu, ảnh hưởng giấc ngủ mà còn có thể là dấu hiệu của các vấn đề hô hấp.